TAILIEUCHUNG - Quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Việt Nam đang xúc tiến việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2001), nghiên cứu để tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Lịch sử lập hiến Việt Nam từ khi xác lập chế độ cộng hòa (năm 1945) cho đến nay đã trải qua bốn bản Hiến pháp với nhiều lần sửa đổi, bổ sung và do vậy cũng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hiến pháp. . | Quy trình sửa đổi bổ sung hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang xúc tiến việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều vào năm 2001 nghiên cứu để tiến hành sửa đổi bổ sung Hiến pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Lịch sử lập hiến Việt Nam từ khi xác lập chế độ cộng hòa năm 1945 cho đến nay đã trải qua bốn bản Hiến pháp với nhiều lần sửa đổi bổ sung và do vậy cũng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành sửa đổi bổ sung hiến pháp. Lần sửa đổi bổ sung này bên cạnh việc tiếp tục phát huy những phương pháp cách làm đã được khẳng định thì việc đổi mới cải tiến quy trình thủ tục bảo đảm ban hành được một bản hiến pháp sửa đổi hoặc sửa đổi bổ sung một số điều có chất lượng cao theo những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền là rất cần thiết. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó trước hết phải nhận thức đầy đủ về các phương pháp trình tự thủ tục sửa đổi bổ sung hiến pháp đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới đồng thời có những đánh giá về thực tiễn ở nước ta trên nền tảng so sánh với kinh nghiệm hay trong quá khứ lịch sử lập hiến nước nhà và thế giới để từ đó lựa chọn trình tự thủ tục phù hợp. 1. Nhận thức về quy trình sửa đổi bổ sung hiến pháp Quy trình thủ tục lập hiến ở những nét chung nhất là trình tự thủ tục được quy định cũng như các tập tục truyền thống được áp dụng để ban hành sửa đổi bổ sung hiến pháp. So với trình tự thủ tục lập pháp trình tự thủ tục lập hiến có tính đặc biệt và đặc thù hơn. Đến lượt mình quy trình lập hiến lại có sự phân biệt giữa quy trình ban hành hiến pháp và quy trình sửa đổi bổ sung hiến pháp. Việc ban hành hiến pháp luôn gắn với sự ra đời một chế độ chính trị mới gọi là lập quốc . Hiến pháp được ban hành gắn liền với việc thiết lập chế độ dân chủ chế độ hiến pháp. Bất kỳ một lực lượng nào nắm chính quyền lập nên một bản hiến pháp để cho ra đời một chế độ dân chủ pháp quyền lập hiến hay hợp hiến đều được coi là cha đẻ của hiến pháp đó. Nói cách khác một chế độ lập

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.