TAILIEUCHUNG - Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”
Bài thơ "Tự tình II" thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thống nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn đọng lại nỗi xót xa. Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận, vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ Ý KIẾN SAU: “BÀI THƠ TỰ TÌNH (II) VỪA NÓI LÊN BI KỊCH DUYÊN PHẬN VỪA CHO THẤY KHÁT VỌNG SỐNG, KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG” I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. – Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của bà là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. – Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thống nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn đọng lại nỗi xót xa. Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận, vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Bài thơ Tự tình nói lên bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương a) Giải thích khái niệm – Bi kịch: chỉ cảnh éo le, trắc trở đau thương của cuộc đời con người. – Bi kịch duyên phận: éo le, trắc trở trong tình duyên. b) Bi kịch về duyên phận của Hồ Xuân Hương thể hiện ở nỗi niềm buồn tủi của bà. – Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân hương được gợi lên từ sự tĩnh lặng của đêm khuya thanh vắng. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn” Cái nhịp gấp gáp liên hồi của tiếng trống canh vừa là sự cảm nhận vừa là sự thế hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Trong đêm khuya thanh vắng, nhà thờ cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận “Trơ cái hồng nhan với nước non“. Câu thơ vừa nói lên sự dầu dãi, cay đắng vừa gợi lên sự bạc phận, sự bẽ bàng. – Nỗi niềm buồn tủi của bà còn thế hiện qua tâm trạng chán chường: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con! “Ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngán cho nỗi đời éo le, bạc bẽo. Từ xuân mang hai nghĩa, vừa là “mùa xuân” vừa là “tuổi xuân”. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên .
đang nạp các trang xem trước