TAILIEUCHUNG - Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền: Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng?

Khi nghiên cứu về các hoạt động lập pháp, loài người đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu những cách thức lập pháp với mong muốn có được những đạo luật có thể mang công bằng đến cho mọi người và làm thoả mãn tất cả các nhu cầu mọi cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, cho dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng loài người vẫn phải chấp nhận một điều rằng, chỉ có thể xây dựng được những đạo luật làm thoả mãn được số đông trong xã hội chứ không thể làm. | Vài suy nghĩ về công bằng lập pháp trong nhà nước pháp quyền Đa số quốc hội có phải là đa số dân chúng Khi nghiên cứu về các hoạt động lập pháp loài người đã tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu những cách thức lập pháp với mong muốn có được những đạo luật có thể mang công bằng đến cho mọi người và làm thoả mãn tất cả các nhu cầu mọi cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên cho dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng loài người vẫn phải chấp nhận một điều rằng chỉ có thể xây dựng được những đạo luật làm thoả mãn được số đông trong xã hội chứ không thể làm thoả mãn được lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy xuyên suốt quá trình lịch sử từ việc xem xét những đạo luật sơ khai của lịch sử loài người cho đến ngày nay chúng ta thấy nguyên tắc đồng thuận đa số là một trong những nguyên tắc có tính quyết định trong quá trình lập pháp. Và nguyên tắc này ngày càng được đề cao và tôn trọng hơn trong các nhà nước dân chủ. Nhìn về lịch sử lập pháp ngày nay loài người đã có thể tự hào khi thấy được thành quả của kỹ thuật lập pháp của nhân loại đã ngày càng phát triển hơn và ngày càng làm thoả mãn tốt hơn các nhu cầu cho bản thân mỗi cá nhân. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại một vấn đề mới về lập pháp lại xuất hiện và lại một lần nữa thách thức khả năng và kỹ thuật lập pháp của loài người đó là vấn đề công bằng trong đồng thuận. Điều này nghĩa là gì Nghĩa là một đạo luật có phạm vi hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ một quốc gia được đa số dân cư trong quốc gia đồng thuận nhưng lợi ích của quá trình lập pháp đem lại là những lợi ích gián tiếp đối với số đông này nhưng lại gây thiệt hại trực cho số ít. Đây là một vấn đề tuy chẳng lấy gì làm mới mẻ ở các nước phát triển nhưng cũng đã ít nhiều gây tranh cãi trong hoạt động lập pháp ở nước ta hiện nay. Cụ thể các vấn đề về khai thác sử dụng tài nguyên hay quy hoạch các khu ô nhiễm các bãi rác . Rõ ràng đạo luật được thông qua bởi số đông nhưng gây thiệt hại và tác động trực tiếp lên số ít những người xung quanh các khu vực này. Vậy đâu là cơ sở chính .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.