TAILIEUCHUNG - Các nguyên tắc bầu cử

Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp), và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy định chúng trong các quy. | Các nguyên tắc bầu cử Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc phổ thông bình đẳng tự do hoặc bắt buộc trực tiếp hoặc gián tiếp và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên nhà nước quy định chúng trong các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. Các hình thức biểu hiện của các nguyên tắc càng đa dạng càng phong phú càng góp phần đảm bảo tính chất dân chủ của các cuộc bầu tắc phổ thông đầu phiếu Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử được Hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Phổ thông đầu phiếu được coi là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ rộng rãi đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình. Thoạt đầu nguyên tắc này xuất phát từ những phong trào ở châu Âu vào đầu thế kỷ 19 đòi quyền bầu cử đối với tất cả đàn ông không phân biệt giàu nghèo. Sang đầu thế kỷ 20 bắt đầu phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ. Ngày nay nguyên tắc này có nghĩa là mọi công dân cả nam giới và phụ nữ đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử. Mặt khác nguyên tắc bầu cử phổ thông đòi hỏi cử tri phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản về độ tuổi và quốc tịch đồng thời phải đáp ứng các điều kiện cư trú điều kiện đạo đức văn hoá và vật chất. Thông thường Hiến pháp và pháp luật bầu cử của các nước quy định mọi công dân từ độ tuổi nhất định ví dụ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử không phân biệt dân tộc nòi giống giới tính nghề nghiệp

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.