TAILIEUCHUNG - Các hình thức trong đàm phán kinh doanh phần 1

Đàm phán chính là chìa khoá cho kinh doanh vì vậy đàm phán thành công là dọn đường cho mọi thương vụ làm ăn tốt đẹp. Các chuyên gia về đàm phán đã đưa ra 5 phương pháp để giúp bạn luôn “thuận buồm xuôi gió”. | Các hình thức trong đàm phán kinh doanh phần 1 Bài 5 bước để đàm phán thành công Đàm phán chính là chìa khoá cho kinh doanh vì vậy đàm phán thành công là dọn đường cho mọi thương vụ làm ăn tốt đẹp. Các chuyên gia về đàm phán đã đưa ra 5 phương pháp để giúp bạn luôn thuận buồm xuôi gió . 1. Đặt mình vào vị trí của đối tác. Đầu tư thời gian xem xét quan điểm của đối tác điều đó giúp bạn có được tính khách quan và thuận lợi bước vào đàm phán. Đồng thời cũng là cách phát hiện ra những ưu và khuyết điểm của chính mình. 2. Chuẩn bị kĩ càng và biết rõ về đối tác. Tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ sự chuẩn bị tốt. Tìm cho mình thông tin về tình hình kinh doanh hiện tại của bạn hàng những mục đích và lí do hợp tác của họ bằng các câu hỏi như -Nếu là họ ta sẽ có lợi gì khi chiến thắng trong lần đàm phán này -Đâu là lí do hợp lí -Họ sẽ dùng những toan tính nào để giành được hợp đồng -Thời điểm nào thương lượng là thích hợp -Đây là cuộc đàm phán có tính cạnh tranh hợp tác hay để giải quyết hậu quả Học cách nắm trước tình hình và không bao giờ bị bất ngờ trước mọi tình huống sẽ giúp bạn giữ được thế chủ động. 3. Nhận diện đàm phán. Người ta chia đàm phán ra 3 loại. Một là đàm phán xung đột hay còn gọi là đàm phán cạnh tranh. Loại đàm phán này dùng cho những mục đích có tính cạnh tranh giữa nhiều công ty với nhau. Thứ hai là đàm phán hợp tác. Đây là cuộc đàm phán để giúp đôi bên cùng có lợi và dựa vào nhau để phát triển. Tuy nhiên cũng phải đề phòng một số trường hợp đối tác nắm được những điểm yếu của ta và lấy cớ hợp tác để lợi dụng. Đừng đưa ra quyết định quá vội vã. Và cuối cùng là loại đàm phán giải quyết vấn đề. Khi có vấn đề xảy ra hai bên phải cùng ngồi lại và đưa ra các giải pháp để giải quyết những hậu quả. Mỗi một loại đều có các tiến trình khác nhau để thực hiện do vậy bạn phải nắm được khi nào mình sẽ phải dùng loại đàm phán nào. 4. Chuẩn bị chiến lược. Giống như cuộc sống chúng ta không thể đoán trước mọi việc do vậy ta phải luôn có những kế hoạch dự phòng .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.