TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SỰ LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHONG HOÁ VỚI CÁC YẾU TỐ ĐỊA MẠO, ĐỊA CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRƯỢT LỞ Ở KHU VỰC BUÔN TUNG TỈNH ĐẮC NÔNG"

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 02 - 2007 Vỏ phong hoá trên đá bazan tuổi Pliocen-Pleistocen sớm (N2-Q1) chiếm phần lớn diện tích tỉnh Đắc Nông và có bề dày thay đổi lớn. Bề dày và mức độ phong hoá phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, địa chất, địa mao của khu vực. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH CN TẬP 10 SỐ 02 - 2007 SỰ LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHONG HOÁ VỚI CÁC YẾU TỐ ĐỊA MẠO ĐỊA CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRƯỢT LỞ Ở KHU VựC BUÔN TUNG TỈNH ĐẮC nông Nguyễn Việt Kỳ Vũ Văn Vĩnh Vũ Nhật Tiến Trường Đại học Bách khoa ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 13 tháng 04 năm 2006 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 26 tháng 02 năm 2007 TÓM TĂT Vỏ phong hoá trên đá bazan tuổi Pliocen-Pleistocen sớm N2-Q1 chiếm phần lớn diện tích tỉnh Đắc Nông và có bề dày thay đổi lớn. Bề dày và mức độ phong hoá phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu địa chất địa mao của khu vực. Dựa vào các phương pháp khảo sát và các kết quả phân tích thí nghiệm nhận thấy hiện tượng trượt lở đất xảy ra trong vỏ phong hoá khi gặp điều kiện thuận lợi. 1. GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra ở các khu vực có địa hình đồi núi như Tây Bắc và Tây Nguyên. Trượt lở đất xảy ra gây hậu quả rất nặng nề về con người và tài sản. Thị trấn Kiến Đức trong tương lai sẽ là một trung tâm kinh tế chính trị văn hoá lớn của tỉnh Đắc Nông vì vậy công việc nghiên cứu trượt lở đất là rất cần thiết để giảm thiểu mức độ thiệt hại do chúng gây ra. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu mức độ phong hoá trong khu vực ngoài các phương pháp nghiên cứu địa mạo địa chất truyền thống chúng tôi đã tiến hành khoan 3 lỗ khoan địa chất công trình với 136m khoan và thí nghiệm 23 mẫu nguyên dạng thí nghiệm 18 mẫu Silicat 16 mẫu trao đổi Cation 22 mẫu nhiệt đo 2 tuyến ảnh điện. Để dự báo trượt lở chúng tôi sử dụng phần mềm Geo-slope 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . Vị trí -địa hình Khu vực Buôn Tung diện tích khoảng 2 km2 nằm cách thị trấn Kiến Đức khoảng về hướng tây-tây bắc. Toàn bộ địa hình trong khu vực nghiên cứu là cao nguyên bazan bóc mòn. Bề mặt đia hình nhấp nhô lượn sóng bị chia cắt mạnh chia cắt sâu lớn từ 70-140m. hình 1 . Khí hậu Theo các số liệu đo đạc từ năm 1978 đến năm 2004 về khí hậu tại trạm Đắk Nông 2 khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.