TAILIEUCHUNG - Quyển 4_Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (P6)

Tham khảo tài liệu quyển 4_hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (p6) , kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | vi. năng lực của chuyên gia đánh giá Khái quát Để đảm bảo rằng quá trình đánh giá có đủ độ tin cậy, một trong các yêu cầu thiết yếu là chuyên gia đánh giá phải có năng lực phù hợp yêu cầu. Để trở thành chuyên gia đánh giá, một cá nhân cần chứng tỏ năng lực tiến hành đánh giá hay nói cách là cần chứng tỏ khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng cầng thiết cho việc đánh giá. Thuộc tính cá nhân, học vấn, đào tạo về đánh giá, kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm đánh giá là những mảng tạo thành chính cho các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia đánh giá có năng lực. Kiến thức và kỹ năng Kiến thức và kỹ năng chung Chuyên gia đánh giá cần có kiến thức và kỹ năng về: a) Thủ tục, công cụ và phương pháp đánh giá: - áp dụng các thủ tục, công cụ và phương pháp; - Lập kế hoạch và tổ chức công việc có hiệu quả; - Kiểm soát thời gian; - ưu tiên và đặt trọng tâm vào các vấn đề trọng yếu; - Thu thập thông tin có hiệu lực thông qua việc phỏng vấn, lắng nghe, quan sát, xem xét tài liệu; - Thẩm tra sự chính xác của thông tin thu thập; - Khẳng định sự phù hợp và tính thích hợp của bằng chứng đánh giá để hỗ trợ cho các phát hiện và kết luận đánh giá; - Nhận định được rủi ro trong cuộc đánh giá; - Hiểu rõ sự thích hợp và kết quả của việc sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu; - Ghi nhận các hoạt động đánh giá thông qua các tài liệu làm việc; - Chuẩn bị báo cáo đánh giá rõ ràng và súc tích; - Bảo mật thông tin; - Trao đổi thông tin có hiệu quả nhờ các kỹ năng ngôn ngữ cá nhân hoặc thông qua sự hỗ trợ của thông dịch viên. b) Hệ thống quản lý và các tài liệu tham chiếu: - Việc áp dụng hệ thống quản lý cho các tổ chức khác nhau - Tác động giữa các thành phần của hệ thống quản lý; - Các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, các thủ tục và tài liệu được sử dụng như chuẩn mực đánh giá; - Sự khác biệt giữa các tài liệu tham chiếu và mức độ ưu tiên trong các tài liệu này; - áp dụng tài liệu tham chiếu cho các cuộc đánh giá khác nhau; - Hệ thống thông tin và công nghệ dùng trong quản lý. c) Tình huống của bên dược đánh giá: - Quy mô, cơ cấu, các bộ phận chức năng, và quan hệ tác động qua lại của tổ chức; - Quá trình kinh doanh tổng quát và hệ thống thuật ngữ liên quan; - Tập tục văn hoá và xã hội của bên được đánh giá; - Ngôn ngữ mà bên được đánh giá sử dụng. d) Luật, quy định pháp quy và các yêu cầu khác tương ứng với các nguyên tắc cho phép chuyên gia đánh giá tiến hành công việc có liên quan đến tổ chức được đánh giá: - Hợp đồng và các thoả thuận; - Quy định về lao động, an toàn, và điều kiện làm việc; - Các hiệp ước và công ước quốc tế có liên quan; - Môi trường. Kiến thức và kỹ năng cụ thể liên quan đến quản lý chất lượng Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cần có các kiến thức và kỹ năng về: a) Các phương pháp và kỹ thuật có liên quan đến chất lượng: - Hệ thống thuật ngữ về chất lượng; - Các nguyên tắc quản lý chất lượng và việc áp dụng các nguyên tắc quản lý này; - Các công cụ chất lượng và việc áp dụng các công cụ này (ví dụ: SPC.) b) Sản phẩm, dịch vụ và các quá trình tác nghiệp: - Hệ thống thuật ngữ chuyên ngành; - Các đặc tính quan trọng của quá trình và sản phẩm, bao gồm dịch vụ; - Các quá trình và thực tiễn trong lĩnh vực cụ thể . Các thuộc tính cá nhân Các thuộc tính sau của chuyên gia đánh giá cần được xem xét và định hướng: Sẵn sàng tiếp thu; Phong cách ngoại giao lịch thiệp; Có khả năng quan sát; Nhạy cảm với mọi vấn đề; Thận trọng; Kiên trì; Quyết đoán; Tự lực và độc lập; Có tư cách đạo đức - công bằng, chân thành, trung thực và kín đáo.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.