TAILIEUCHUNG - Quan niệm của sinh viên khoa tâm lí - giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về năng khiếu và giáo dục trẻ em có năng khiếu trí tuệ
Trong bài báo, các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu quan niệm về năng khiếu; phân tích những đặc điểm của quan niệm ở sinh viên khoa Tâm lý-Giáo dục về năng khiếu và giáo dục trẻ em có năng khiếu trí tuệ. | Phí Thị Hiếu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 59 - 63 QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ-GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ NĂNG KHIẾU VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ NĂNG KHIẾU TRÍ TUỆ Phí Thị Hiếu*, Bàn Thị My Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên T ÓM T ẮT Trong bài báo, các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu quan niệm về năng khiếu; phân tích những đặc điểm của quan niệm ở sinh viên khoa Tâm lý-Giáo dục về năng khiếu và giáo dục trẻ em có năng khiếu trí tuệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số khách thể có quan niệm phù hợp với những quan niệm hiện đại về năng khiếu. Tuy nhiên, quan niệm của họ còn mang tính tự phát và chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Điều đó đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức cho sinh viên về vấn đề này. Từ khoá: quan niệm, năng khiếu, giáo dục trẻ em có năng khiếu, năng khiếu trí tuệ, sinh viên Ở nước ta, việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực cao luôn luôn được đặc biệt quan tâm. Từ năm 1965, khi chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, lớp chuyên Toán đầu tiên thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội đã được thành lập. Đây là cái mốc đánh dấu sự xuất hiện hệ thống trường chuyên, lớp chọn dành cho học sinh có năng khiếu. * Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục trẻ em có năng khiếu vẫn xảy ra nhiều bất cập, mâu thuẫn và lúng túng. Theo ông Hồ Đức Việt, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, chủ nhiệm đề tài khoa học về công tác nhân tài: “Công tác nhân tài ở nước ta hiện nay đang có những hạn chế, bất cập. Do chúng ta còn thiếu những mục tiêu cụ thể, những chương trình, kế hoạch tổng thể, những giải pháp mang tính chiến lược trong công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và trọng dụng nhân tài nên chưa chú ý tới nhiệm vụ theo dõi quá trình phát triển của những mầm mống tài năng được phát hiện sớm trong các trường phổ thông và đại học ” [7]. Sự hình thành và phát triển năng khiếu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố di truyền và những .
đang nạp các trang xem trước