TAILIEUCHUNG - Ẩn dụ ý niệm về vẻ đẹp ngoại hình của con người trong Tiếng Việt

Bài viết Ẩn dụ ý niệm về vẻ đẹp ngoại hình của con người trong Tiếng Việt trình bày những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm đã được nhiều người quan tâm, các công trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng khá nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều xuất phát từ ý niệm miền nguồn (động vật, thực vật, nước, lửa, bộ phận cơ thể người, cảm giác.),. . | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 1, Số 3, 2017 ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ VẺ ĐẸP NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT Lê Lâm Thi* Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận đăng: 29/09/2017; Hoàn thành phản biện: 30/10/2017; Duyệt đăng: 27/12/2017 Tóm tắt: Những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm đã được nhiều người quan tâm, các công trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng khá nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều xuất phát từ ý niệm miền nguồn (động vật, thực vật, nước, lửa, bộ phận cơ thể người, cảm giác.), chưa có nhiều công trình xuất phát từ ý niệm miền đích để thiết lập lại những cấu trúc ánh xạ. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi nhận thấy phạm trù con người là một miền đích rất phổ biến trong các ánh xạ ẩn dụ ý niệm. Các nghiên cứu từ trước đến nay cũng chỉ tập trung vào khía cạnh tâm lý, tình cảm, cảm giác, cảm xúc. của con người, chưa có một đề tài độc lập nào nghiên cứu về sự ánh xạ ẩn dụ từ những miền nguồn khác nhau đến miền đích là vẻ đẹp ngoại hình của con người. Mục đích bài viết này của chúng tôi là muốn đi sâu phân tích sự chiếu xạ (mapping) trong các ẩn dụ ý niệm từ những miền nguồn khác nhau đến miền đích là vẻ đẹp ngoại hình của con người. Từ khóa: ẩn dụ, tiếng Việt, vẻ đẹp ngoại hình, ý niệm 1. Mở đầu Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, vấn đề ẩn dụ đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và theo những cách tiếp cận khác nhau. Trong một thời gian dài, ẩn dụ được xem là một biện pháp tu từ, là hình thức trang trí trong ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện. Phải đến năm 1980, với công trình Metaphors We live by của George Lakoff và Mark Johnson, lý thuyết tri nhận về ẩn dụ bắt đầu phát triển. Trong tác phẩm này, hai tác giả đưa ra quan niệm mới về bản chất và chức năng của ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ tri nhận nói riêng là nghiên cứu cách con người nhìn và nhận biết thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Với ý nghĩa này, ẩn dụ được xem là một trong những chìa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.