TAILIEUCHUNG - Chương 5: Mốt số vấn đề giáo dục Việt Nam

Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 (từ năm 111 đến năm 938), thời kỳ này chỉ có một vài trường dành cho con em người Trung chiến thắng của Ngô Quyền đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam nhưng phải đến nhà Lý mới có điều kiện bắt đầu chăm lo đến việc tổ chức nền giáo dục. | CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM Một số nét về giáo dục Việt Nam từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX Giáo dục Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay I. Một số nét về giáo dục Việt Nam từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX 1. Một số nhận xét chung Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 (từ năm 111 đến năm 938), thời kỳ này chỉ có một vài trường dành cho con em người Trung Quốc. Với chiến thắng của Ngô Quyền đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam nhưng phải đến nhà Lý mới có điều kiện bắt đầu chăm lo đến việc tổ chức nền giáo dục. Nền giáo dục trong xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng theo mô hình Trung Quốc và nó không có biến đổi lớn trong suốt thời gian tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Đến năm 1919 triều đình Huế theo lệnh của thực dân Pháp đã tuyên bố bãi bỏ nền giáo dục phong kiến nhường chỗ cho một nền giáo dục mới do thực dân Pháp đặt ra. 2. Nội dung và mục tiêu giáo dục của nền giáo dục phong kiến Việt Nam - Nhằm dạy và học để thực hiện lý tưởng của Nho giáo bao gồm trong 4 chữ: tu, tề, trị, bình (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) - Nội dung học tập chủ yếu nhằm vào việc rèn luyện văn hay chữ tốt, diễn đạt những tư tưởng của Nho giáo - Mặc dù nội dung giáo dục chủ yếu thời kỳ này là Nho giáo nhưng nó đã được các nhà tư tưởng Việt Nam và chế độ phong kiến tái tạo cho phù hợp với bản sắc văn hóa của người Việt Nam. 3. Tài liệu giáo khoa - Tài liệu giáo khoa cơ bản của nền giáo dục phong kiến Việt Nam là những sách kinh điển của Nho giáo gọi là Tứ Thư và Ngũ Kinh. + Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa: Đại Học; Trung Dung; Luận Ngữ; Mạnh Tử. + Ngũ Kinh là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo: Kinh Thi; Kinh Thư; Kinh Lễ; Kinh Dịch; Kinh Xuân Thu. - Sách Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. - Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.