TAILIEUCHUNG - Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel – Phần VII

Chương VII - KHOA HỌC TUYỆT ĐỐI (Triết học) Hệ thống triết học Hegel là hệ thống khái niệm qua 3 giai đoạn: 1. Luận lý học là tư tưởng thuần túy phát triển trong phạm vi khái niệm. Kết quả của công cuộc phát triển của tư tưởng thuần tuý càng ngày càng cụ thể. Nếu mức cụ thể tuyệt đối thì biến thành tự nhiên. 2. Tự nhiên. Với những mâu thuẫn trong nội bộ phát triển chuyển lên tinh thần. Đây là tinh thần cụ thể của người ta chứ không phải là tư tưởng thuần túy. | Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel - Phần VII Chương VII - KHOA HỌC TUYỆT ĐỐI Triết học Hệ thống triết học Hegel là hệ thống khái niệm qua 3 giai đoạn 1. Luận lý học là tư tưởng thuần túy phát triển trong phạm vi khái niệm. Kết quả của công cuộc phát triển của tư tưởng thuần tuý càng ngày càng cụ thể. Nếu mức cụ thể tuyệt đối thì biến thành tự nhiên. 2. Tự nhiên. Với những mâu thuẫn trong nội bộ phát triển chuyển lên tinh thần. Đây là tinh thần cụ thể của người ta chứ không phải là tư tưởng thuần túy nữa. 3. Tinh thần gồm 3 phần a Tinh thần chủ quan tâm lý cá nhân b Tinh thần khách quan ý thức xã hội c Tinh thần tuyệt đối mỹ thuật tôn giáo và triết học Phê phán Từ tự nhiên lên là một quá trình diễn biến cụ thể và có thực tuy rằng quan niệm theo duy tâm. Nhưng bước quá độ chuyển từ khái niệm tư tưởng thuần túy sang tự nhiên lại là một điểm huyền bí. Theo Hegel tư tưởng xuất phát từ khái niệm đơn giản nhất là khái niệm thực tại phạm trù thực tại . Do những mâu thuẫn trong thực tại nó chuyển lên thực chất. Vì thực tại gồm những sự vật xuất hiện một cách trực tiếp vậy phải có liên quan với nhau. Do những liên quan ấy ta phải nhận định rằng nó có thực chất. Trong thực chất lại xuất hiện mâu thuẫn nội bộ mâu thuẫn giữa thực chất và hiện tượng giữa bên trong và bên ngoài. Nếu thực chất và hiện tượng là một thì hai cái không còn mâu thuẫn với nhau nữa và nó chuyển lên khái niệm tức là thực chất có thật thực chất nắm được thực tế. Khái niệm lên đến ý niệm thì bao gồm toàn bộ thực tế vậy ý niệm tức là tự nhiên. Đó là bước chuyển từ ý niệm sang tự nhiên. Marx và Lénine có phê bình đoạn chuyển biến này. Cách chuyển biến này chứng minh rằng tự nhiên là chân lý của ý niệm. Do đó tư tưởng phải bắt đầu bằng tự nhiên chứ không thể bắt đầu bằng lý luận được. Ý nghĩa chân chính của nó là ý nghĩa duy vật và không thể nào ta giữ được lập trường tư tưởng thuần túy. Vì chính lập trường tư tưởng thuần túy cũng bắt buộc ta phải chuyển sang tự nhiên. Nhưng tại sao Hegel đảo lộn cái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.