TAILIEUCHUNG - Quá trình Ăngghen phê phán triết học duy tâm của Hêghen trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cao chung triết học cổ điển Đức

Nội dung bài viết nghiên cứu quá trình Ăngghen phê phán triết học duy tâm của Hêghen trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cao chung triết học cổ điển Đức. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(42)/Năm 2007 Quá trình ăngghen phê phán triết học duy tâm của hêghen trong tác phẩm “Lútvích phoiơbắc và sự cáo chung triết học cổ điển đức” Nguyễn Thị Kh−ơng (Trường ĐH S− phạm - ĐH Thái Nguyên) “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung triết học cổ điển Đức” do Ph. Ăngghen viết là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong di sản lý luận triết học của chủ nghĩa Mác. Tác phẩm được Lê-nin đánh giá rất cao, và cho đó là một trong những cuốn sách gối đầu giường của giai cấp công nhân. Tác phẩm này được Ăngghen viết vào năm 1885, sau khi Mác qua đời được hai năm theo nguyện vọng của tạp chí “Neue Zeit” (Thời Mới)- một cơ quan lý luận của Đảng Cách mạng dân chủ Đức hồi ấy. Tác phẩm được đăng trên hai số liên tục tháng 4 và 5 năm 1886 của tạp chí “Neue Zeit”. Qua tác phẩm này Ăngghen muốn chứng minh cho mọi người thấy rõ thái độ của ông và Mác với hai nhà triết học cổ điển Đức là Hêghen và Phoiơbắc cũng như việc các ông kế thừa những t− t−ởng hợp lý của Hêghen và Phoiơbắc như thế nào trong việc đề xuất các nguyên lý triết học duy vật lịch sử. Ăngghen coi đây là “món nợ danh dự” mà các ông phải trả do trước đây các ông ch−a trả được. Chúng ta biết rằng Hêghen (1770- 1831) là người kết thúc việc xây dựng tòa nhà của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Là một giáo s− giảng dạy triết học song Hêghen không xem xét triết học dưới góc cạnh khoa học mà ông cho rằng triết học là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ, còn t− duy nói chung là cái làm cho con người khác với con vật. Triết học của Hêghen, ngoài phép biện chứng – cái hạt nhân hợp lý mang tính cách mạng thì còn lại là một mớ kiến thức phản động, chứa đầy mâu thuẫn với chính phép biện chứng cách mạng của ông. Chính vì vậy, khi nghiên cứu triết học của Hêghen để kế thừa cái hạt nhân hợp lý đó, Mác- Ăngghen đT phải vừa phê phán, vừa khắc phục tính duy tâm trong triết học Hêghen. Trong “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung triết học cổ điển Đức” Ăngghen đT đề cập rất kỹ về quá trình ông và Mác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.