TAILIEUCHUNG - Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề
Một trong những sứ mệnh, mục tiêu của Trường Đại học Nam Cần Thơ là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội theo hướng ứng dụng trong các lĩnh vực nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực phía Nam mà trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề. | Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LUẬT THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NGHỀ Nguyễn Thị Cẩm Hồng16 Tóm tắt: Một trong những sứ mệnh, mục tiêu của Trường Đại học Nam Cần Thơ là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội theo hương ứng dụng trong các lĩnh vực nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực phía Nam mà trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề. Từ khóa: Nguồn nhân lực, Luật kinh tế, Luật học, Mô hình đào tạo Abstract: Mission and objectives of Nam Can Tho University is training of high quality human resource meeting the demand of society and servicing the socioeconomic development of the region of Mekong delta and of the whole country in general. In this paper, the author proposes some solutions on renovation of law training program with application orientation. Key Words: Human resource, Economic Law, Law science, Training programme Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong nhiều năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục: thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Giáo dục đào tạo không chỉ là công việc của nhà trường mà là công việc chung của toàn xã hội. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
đang nạp các trang xem trước