TAILIEUCHUNG - Hợp tác khoa học với hệ thống đại học Cộng hòa Pháp nhu cầu và triển vọng (Từ kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo của Khoa Văn học)

Bài viết làm sáng tỏ một số giả thuyết khoa học như chương trình đào tạo và mô hình tổ chức nghiên cứu tại Khoa Văn học, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đang có một sự “lệch pha” so với nhu cầu của xã hội và đời sống học thuật theo chuẩn mực quốc tế; hình thức đào tạo tín chỉ chính là một cơ hội để tạo ra một bước chuyển biến có tính cách mạng trong việc khắc phục tình trạng nói trên; tận dụng những cơ hội do việc chuyển đổi sang hình thức đào tạo tính chỉ mang lại, cần phải có một số điều kiện nhất định về phương diện học thuật. | Hợp tác khoa học với hệ thống đại học Cộng hòa Pháp nhu cầu và triển vọng (Từ kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo của Khoa Văn học) HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HỢP TÁC KHOA HỌC VỚI HỆ THỐNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA PHÁP NHU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG (TỪ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO CỦA KHOA VĂN HỌC) TS. Phạm Xuân Thạch 1 Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế với tiêu đề Giao diện mới: tiếp cận lịch sử và xã hội từ những quan điểm liên ngành (New interfaces: interdisiplinary approaches to Histories and Society) do Viện nghiên cứu văn hóa và Ford Foundation tổ chức, khi trình bày báo cáo của mình về các đặc điểm của xã hội học văn học tại Việt Nam trước 1986, một Giáo sư của Viện nghiên cứu văn hóa đã mở đầu bài phản biện của mình bằng một câu nói: “Trong hơn mười năm làm tổng biên tập tạp chí xã hội học, tôi chưa bao giờ từng nghe nói đến cái gọi là xã hội học văn học và rộng hơn, xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam”. Câu nói này đối với tôi là một ám ảnh cho đến ngày hôm nay. Cách đây không lâu, khi Khoa Văn học tổ chức một hội thảo về Người đọc và Lý thuyết tiếp nhận văn học, có những nhà nghiên cứu đã không thể tin được việc trước khi được những nhà nghiên cứu Đức khái quát thành một lý thuyết thì những ý tưởng về tiếp nhận văn học đã xuất hiện trong một tác phẩm của U. Eco – Tác phẩm mở. Hoặc ở Việt Nam, vẫn còn tình trạng nghiên cứu diễn ra giống như ông Jourdain, vẫn thường xuyên làm văn xuôi mà không biết, hoặc đang có một sự lệch pha hay nói chính xác hơn, một sự chậm tiến về lý thuyết. Cách đây một năm, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chuyển toàn bộ quy trình đào tạo của mình sang học chế tín chỉ. Cho đến nay, theo quan sát mang tính cá nhân của tôi, những phản ứng từ tất cả mọi phía về loại hình đào tạo này hầu hết đều chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính kỹ thuật xuất hiện do mô hình còn chưa được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng về tin học hoặc các vấn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.