TAILIEUCHUNG - Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm

Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 14-22 This paper is available online at DOI: VỀ THỰC TRẠNG KĨ NĂNG DẠY HỌC TRÊN LỚP CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung. Từ khóa: Kĩ năng dạy học, nghề dạy học, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học, kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi, kĩ năng thuyết trình. 1. Mở đầu “Năng lực của mỗi cá nhân được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt động (Năng lực biết); Kĩ năng tiến hành hoạt động (Năng lực làm); và Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và có định hướng rõ ràng (Năng lực biểu cảm)” [1]. Theo cách hiểu này thì Kĩ năng dạy học là một trong ba yếu tố cấu thành nên năng lực dạy học của người giáo viên. Trong môi trường đại học sư phạm, hệ thống kĩ năng dạy học của người giảng viên đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, một mặt bản thân giảng viên cần có kĩ năng để “chuyển” tri thức một cách có hiệu quả nhất đến với người học. Mặt khác, người học - những giáo viên tương lai cũng rất cần được trang bị các kĩ năng dạy học cho phát triển nghề nghiệp sau này và việc được lĩnh hội tri thức từ các giảng viên giàu kinh nghiệm là một “kênh” để người học tiếp nhận, học hỏi hoàn thiện kĩ năng sư phạm bên cạnh sự hoàn thiện về tri thức chuyên môn và thái độ tích cực với nghề dạy học. Theo đó, đã có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu vấn đề này cả trong nước và ngoài nước. Những năm gần đây, nhiều học giả .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.