TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn học tập học phần Phương pháp dạy học Toán

Tài liệu trình bày về các nội dung: phương pháp rèn luyện các thao tác tư duy và phát triển các phẩm chất trí tuệ của học sinh qua dạy - học toán; những yêu cầu chủ yếu của lời giải bài tập và phương pháp và cách dạy học sinh phương pháp dạy toán. Tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Sư phạm Toán học. . | HƯƠNG DAN HỌC TẠP HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN I. Rèn luyện các thao tác tư duy của học sinh qua dạy - học toán. 1. Phân tích và tổng hợp a Mô tả - Phân tích là dùng trí óc chia cái toàn thể ra thành từng phần hoặc từng thuộc tính hay khía cạnh riêng biệt nằm trong cái toàn thể đó. - Ngược lại tổng hợp là dùng trí óc hợp lại các phần của cái toàn thể hoặc kết hợp lại những thuộc tính hay khía cạnh khác nhau đã được tách ra nằm trong cái toàn thể. Đây là hai thao tác trái ngược nhau nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. b Tác dụng trong dạy học Toán - Giúp học sinh hiểu sâu và đầy đủ những thuộc tính những trường hợp riêng lè nằm trong một khái niệm một định lý. - Từ những thuộc tính riêng lẻ đó học sinh tổng hợp lại để nhận biết chính xác đầy đủ một khái niệm. - Đây là hai thao tác cơ bản được luôn luôn sử dụng để tiến hành những thao tác khác. c Một vài biện pháp thực hiện - Khi dạy khái niệm tập cho học sinh phân tích các thuộc tính bản chất để từ đó tổng hợp lại nhận biết và phân biệt với khái niệm khác hay để tìm ra mối liên hệ các khái niệm gần gũi nhau. Thí dụ 1 Khái niệm Hàm số f x liên tục tại điểm Xo được phân tích thành Hàm số phải xác định tại Xo tức là 2 xo . lim x a. X Xq lim x b. X Xq Có đằng thức a b xo . 2 Phân tích để thấy sự khác nhau và giống nhau của hai khái niệm chóp đều và chóp có đáy là đa giác đều . Chóp có đáy là đa giác đều Chóp đều Hình chóp. Hình chóp. Đáy là một đa giác đều. Đáy là một đa giác đều. Các cạnh bên bằng nhau. - Khi dạy định lý phải tập cho học sinh biết phân tích giả thiết và kết luận phân tích để thấy các bước các ý trong khi chứng minh để thấy và phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các định lý gần gũi nhau. Thí dụ 1 Định lý về hai mặt phằng vuông góc với mặt phằng thứ ba. Phân tích giả thiết và kết luận Giả thiết Kết luận a 7 A 7 7 an A Phân tích các bước nhỏ của quá trình chứng minh. 4- Hiểu rõ giả thiết. 4- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố của gĩầ thiết vừa phân tích được với yêu cầu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.