TAILIEUCHUNG - Chữ trung trong ca dao dân ca người Việt

Trong kho tàng ca dao người Việt có khá nhiều bài ca dao đề cập đến chữ trung với các nội dung: một chữ trung với tinh thần tôn quân tuyệt đối; một chữ trung vì nước, vì dân, vì hai đấng sinh thành và phần lớn chữ trung là đối tượng được mang ra đối sánh với hiếu và tình. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề nói trên. | TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 7 179 -20 1 3 41 CHỮ TRUNG TRONG CA DAO DÃN CA NGƯỜI VIỆT TÓM TẮT Chữ trung của Nho giáo đã đi vào đời sống người dân Việt Nam khá sớm từng là một trong những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất của sĩ dân nước ta. Tuy nhiên khi chữ trung thâm nhập vào đời sống của người bình dân với vai trò là những chuẩn mực đạo đức chứ không phải chỉ là chính trị chữ trung cũng có những thay đổi khúc xạ sâu sắc. Khảo sát Kho tàng ca dao người Việt Nguyễn Xuân Kính chủ biên nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin ấn hành 2001 chúng tôi tìm thấy khá nhiều bài ca dao đề cập đến chữ trung với các nội dung một chữ trung với tinh thần tôn quân tuyệt đối một chữ trung vì nước vì dân vì hai đấng sinh thành và phần lớn chữ trung là đối tượng được mang ra đối sánh với hiếu và tình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bắt đầu từ triều Hậu Lê Nho giáo chính thức được các nhà cầm quyền phong kiến Việt Nam đưa lên vị trí chủ đạo của hệ tư tưởng dân tộc. Ở vị trí chủ đạo học thuyết Nho giáo trở thành cơ sở lý luận chính trị được vận dụng vào việc trị quốc an dân trong đó có cả việc dựa vào các học thuyết Nho giáo để lập ra luật định giáo hóa dân chúng. Dựa vào học thuyết Nho giáo nhà nước phong kiến Việt Nam đặt ra các luật Nguyễn Thị Kim Phượng. Thạc sĩ. Nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG định các quy tắc chuẩn hóa cách xử sự chung hướng người dân hành xử theo cách mà nhà nước muốn. Đạo đức Nho giáo đã được thể chế hóa bằng luật định. Theo thời gian tạo ra nhiều tập quán nhiều lề thói ăn sâu vào trong nhận thức của mỗi người góp phần xây nên hệ thống giá trị đạo đức chung của cộng đồng. Theo sau Nho giáo nho sĩ là lớp người được xã hội kính trọng và có uy tín. Cách sống lời nói của họ trở thành khuôn mẫu phép tắc người dân học theo để điều chỉnh hành vi hoàn thiện nhân cách. Họ có ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng nên ý thức chung của cộng đồng ở nơi họ sinh sống. Khi xã hội phong kiến ở vào thời điểm cực

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.