TAILIEUCHUNG - Hai vấn đề cần thảo luận với tác giả bài Bình Ngô Đại Cáo: Một số vấn đề về chữ nghĩa

Bài viết này muốn thảo luận với tác giả bài viết Bình Ngô đại cáo – một số vấn đề về chữ nghĩa hai vấn đề: a) đại cáo là một từ hay một ngữ? và b) chử hay lỗ trong huyết lưu phiêu chử? Trước hết, chúng tôi cho rằng Đại cáo không phải là một từ chỉ một thể loại văn học trung đại Việt Nam mà là một ngữ có ý nghĩa như là bài cáo quan trọng của nhà vua tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô. Tiếp đến, chúng tôi cho rằng chử không đồng nhất (hay đồng nghĩa) với lỗ trong huyết lưu phiêu chử. Và điều quan trọng là phải hiểu huyết lưu phiêu chử như là một thành ngữ, do đó, việc tác giả cố gắng chứng minh huyết lưu phiêu lỗ là một việc làm không thực sự cần thiết. | Hai vấn đề cần thảo luận với tác giả bài Bình Ngô Đại Cáo: Một số vấn đề về chữ nghĩa Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 13 năm 2008 HAI VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN VỚI TÁC GIẢ BÀI BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỮ NGHĨA LÝ THƠ PHÚC* Trong Tạp chí Hán Nôm số 2/2005, có bài viết của Nguyễn Đăng Na (NĐN) với nhan đề là Bình Ngô đại cáo: một số vấn đề về chữ nghĩa. Theo chúng tôi, đây là một bài viết đặc sắc với nhiều kiến giải uyên bác và sáng tạo một cách lý thú về một tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học dân tộc của chúng ta. Chúng tôi về cơ bản nhất trí với những vấn đề về chữ nghĩa mà tác giả nêu lên và giải quyết một cách kỳ khu thông qua nhiều viện dẫn trong sách vở và những suy luận của mình. Tuy nhiên, có hai vấn đề mà chúng tôi thấy cần phải thảo luận thêm với tác giả để tránh những ngộ nhận đáng tiếc có thể xảy ra. 1. Vấn đề thứ nhất là vấn đề thể loại của bài Bình Ngô đại cáo (BNĐC). Mặc dù chấp nhận cách hiểu thông thường lâu nay cho rằng BNĐC là thể cáo, nhưng NĐN lại đưa ra một kiến giải hơi khác thường khi ông cho rằng BNĐC thuộc thể loại đại cáo. Để đi đến kết luận ấy, trước tiên tác giả bài viết đặt ra câu hỏi: đại cáo là một cụm từ hay một từ? Nếu là cụm từ thì nó có nghĩa như các tác giả sách giáo khoa THCS và PTTH đã nêu ra từ bấy lâu nay: bài tuyên cáo một sự kiện trọng đại cho nhân dân được biết. Nếu là một từ thì nó phải là một thể loại như hịch, sớ, chiếu, biểu nói chung là các tác phẩm văn học có chức năng hành chính. NĐN đã dẫn ra nhiều văn liệu để chứng minh rằng đại cáo là một thể loại của văn học cổ. Tác giả viết: “Chữ ‘cáo’ có bộ ngôn thường dùng để chỉ thể loại văn học, khi kết hợp với ‘đại’ sẽ thành ‘đại cáo’. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo này để chỉ thể loại tác phẩm của mình (LTP nhấn mạnh)”. Tác giả đã dựa vào Hán ngữ đại từ điển để giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của thể loại này như sau: * ThS, Trường Đại học Phú Yên 32 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Lý Thơ Phúc + “đại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.