TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM"

Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước. | TAP CHÊ KHOA HOC Âai hoc Huã Sa 47 2008 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Mai Thị Diệu Thuý Trường Đại học Khoa học Đại học Huế TÓM TẮT Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc rằng phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được hưởng quyền bình đắng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước Hiến pháp năm 1946 Nhà nước đã ghi nhận quyền công dân nói chung và quyền bình đắng của phụ nữ nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Nguyên tắc này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp về sau tạo ra khung pháp lí hoàn thiện cho hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ bản chất ưu việt của nền dân chủ mang tính nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử đấu tranh của nhân loại tiến bộ nói chung và phụ nữ nói riêng đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do bình đẳng của con người chống áp bức bóc lột xây dựng xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Vì thế quyền con người và quyền công dân là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất của mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Trong Hiến pháp của tất cả các nước dù thuộc chế độ xã hội nào vấn đề quyền con người quyền công dân đều được xác định là chế định quan trọng của mỗi bản Hiến pháp. Đây được xem là nền tảng pháp lí cơ bản cho mỗi công dân nói chung và nữ công dân nói riêng thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình trên cơ sở sự đảm bảo của nhà nước. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật mới. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên Hiến pháp năm 1946 quyền công dân nói chung và quyền bình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.