TAILIEUCHUNG - Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1937-1945)

Tham khảo bài viết 'chiến tranh trung-nhật lần hai (1937-1945)', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chiến tranh Trung-Nhật lần hai 1937-1945 Rất ít người Trung Quốc có ảo tưởng về những kế hoạch của Nhật Bản tại đất nước mình. Thiếu nguyên liệu thô và sức ép từ sự gia tăng dân số Nhật Bản ban đầu chiếm Mãn Châu vào tháng 9 1931 và đưa vị vua cũ của nhà Thanh Phổ Nghi lên làm lãnh đạo một chính phủ bù nhìn có tên là Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Việc mất Mãn Châu và những tiềm năng to lớn của nó cho phát triển công nghiệp cũng như các công nghiệp quốc phòng là một cú đánh đối với nền kinh tế Quốc Dân Đảng. Hội Quốc Liên tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập từ cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể có hành động gì ngăn cản mưu đồ của Nhật. Nhật Bản bắt đầu tiến từ phía nam Vạn Lý Trường Thành lên phía bắc Trung Quốc. Tất nhiên người người Trung Quốc rất tức giận Nhật Bản nhưng họ cũng bất mãn với Chính phủ Trung Hoa dân quốc khi ấy chỉ lo đương đầu với Cộng sản mà bỏ quên những kẻ xâm lược Nhật Bản. Việc đặt nặng tầm quan trọng của sự thống nhất bên trong trước mối nguy hiểm từ bên ngoài thể hiện rõ nhất vào tháng 12 năm 1936 khi Tưởng Giới Thạch trong một sự kiện được gọi là sự biến Tây An đã bị Trương Học Lương bắt cóc và buộc phải đồng ý liên minh với những người Cộng sản chống lại Nhật Bản coi đó là điều kiện trả tự do. Cuộc kháng chiến Trung Quốc được củng cố thêm sau ngày 7 tháng 7 1937 khi một cuộc đụng độ xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Nhật Bản bên ngoài Bắc Kinh khi ấy được đổi tên thành Bắc Bình gần Cầu Marco Polo tức cầu Lư Câu người Hoa gọi là vụ Lư Câu Kiều . Vụ rắc rối này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu dù không tuyên bố của cuộc chiến giữa Trung và Nhật mà còn khiến việc thông báo chính thức thành lập Mặt trận thống nhất thứ hai Quốc Dân Đảng-Cộng Sản Đảng chống lại Nhật Bản diễn ra sớm hơn. Thượng Hải mất sau một trận chiến ba tháng kết thúc với những tổn thất nghiêm trọng của hải quân và quân đội Nhật Bản. Thủ đô Nam Kinh thất thủ tháng 12 năm 1937. Tiếp theo là hàng loạt các cuộc thảm sát và hãm hiếp thường dân trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.