TAILIEUCHUNG - Giáo trình hướng dẫn phân tích hiện tượng lưỡng chiết nhân tạo dưới tác dụng của từ trường p2

Tham khảo tài liệu 'giáo trình hướng dẫn phân tích hiện tượng lưỡng chiết nhân tạo dưới tác dụng của từ trường p2', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | n ne - no C A. H2 C là một hằng số tùy thuộc bản chất của chất lỏng độ dài sóng của ánh sáng và nhiệt độ và có thể âm hay dương. Một trong hai phương chấn động ưu đãi song song với phương của từ trường. Ta có thể giải thích hiện tượng lưỡng chiết từ tương tự hiện tượng lưỡng chiết điện bằng thuyết định hướng phân tử. PHÂN CỰC QUAY TỰ NHIÊN . Thí nghiệm về phân cực quay. Năm 1811 Arago đã thực hiện thí nghiệm sau về hiện tượng phân cực quay tự nhiên. Chiếu một chùm tia sáng song song đơn sắc đi qua một hệ thống gồm hai nicol P và A đặt chéo góc. Mắt đặt tại 0 dĩ nhiên không thấy ánh sáng. Sau đó đặt trong khoảng hai nicol P và A một bản thạch anh hai mặt song song có trục quang học thẳng góc với hai mặt và song song với phương truyền của tia sáng để tránh hiện tượng chiết quang kép đã nói ở các phần trên Mắt lại nhận được ánh sáng ló ra khỏi A. Quay nicol phân tích A một góc cùng chiều kim đồng hồ hay ngược chiều tùy thuộc đặc tính của bản L ánh sáng lại hoàn toàn bị A chặn lại. Từ thí nghiệm này người ta suy ra rằng Bản thạch anh L có tính chất làm quay mặt phẳng chấn động của chùm tia sáng truyền qua nó. Ánh sáng tới có mặt phẳng chấn động là Q thì khi ló ra khỏi bản L mặt phẳng chấn động sáng là Q hợp với mặt phẳng Q một góc . Chiều quay cũng như trị số của tùy thuộc các tính chất của bản L. Chính vì vậy khi ta quay nicol phân tích A một góc thì mặt phẳng chính của A thẳng góc với mặt phẳng chấn động Q nên ánh sáng bị chặn lại. Hiện tượng trên được gọi là phân cực quay tự nhiên hay triền quang. Các tính chất có tính chất làm quay mặt phẳng chấn động sáng như vậy được gọi là các chất quang hoạt. Ta cần phân biệt môi trường quang hoạt và môi trường dị hướng. Thạch anh vừa có tính dị hướng vừa có tính quang hoạt nhưng đá băng lan chỉ có tính dị hướng mà không có tính quang hoạt ngược lại nhiều chất đẳng hướng lại có tính quang hoạt như một số lớn các chất hữu cơ. Có những chất chỉ có tính quang hoạt khi ở trạng thái rắn thí dụ thạch anh khi các chất này .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.