TAILIEUCHUNG - Một tác phẩm của Đặng Huyền Thông dưới triều Mạc

Ông tú Đặng Huyền Thông (tên tự là Đặng Mậu Nghiệp) sống vào nửa cuối triều Mạc (thế kỷ XVI) ở làng Hùng Thắng, nay là xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (cách Hải Phòng khoảng 50km về phía tây). Cùng với vợ mình là Nguyễn Thị Đỉnh, ông được biết đến là một thợ làm gốm tại làng Hùng Thắng trong những năm 1580 - 1590, theo những ghi chép trên các tác phẩm của ông được tìm thấy cho đến nay. Có thể là trước và sau thời kỳ này ông cũng làm gốm, nhưng. | Môt tác phẩm của Đăng Huyền Thông dưới triều Mạc Ông tú Đặng Huyền Thông tên tự là Đặng Mậu Nghiệp sống vào nửa cuối triều Mạc thế kỷ XVI ở làng Hùng Thắng nay là xã Minh Tân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương cách Hải Phòng khoảng 50km về phía tây . Cùng với vợ mình là Nguyễn Thị Đỉnh ông được biết đến là một thợ làm gốm tại làng Hùng Thắng trong những năm 1580 - 1590 theo những ghi chép trên các tác phẩm của ông được tìm thấy cho đến nay. Có thể là trước và sau thời kỳ này ông cũng làm gốm nhưng chưa tác phẩm gốm nào được phát hiện. Trình độ học vấn của ông đã giúp ông trở thành một người thợ gốm tài hoa. Ông làm gốm theo đặt hàng của Phật tử và những quý tộc cung đình triều Mạc. Sản phẩm của ông thường là chân đèn lư hương và các bình hoa trong chùa miếu. Trong số đó có một tháp gốm cao 13cm ở chùa Minh Phúc Hải Phòng cũng được TS. Nguyễn Đình Chiến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Hà Nội cho là tác phẩm của Đặng Huyền Thông. Nghệ nhân gốm Đặng Huyền Thông không bao giờ sản xuất gốm với mục đích xuất khẩu như các lò gốm khác ở Chu Đậu. Các tác phẩm của ông không sản xuất với số lượng nhiều và hàng loạt mà thay vào đó là những sản phẩm đơn chiếc hoặc trọn bộ. Trên bàn thờ Phật thông thường có một bộ ba gồm một bát hương và hai chân đèn gọi là tam sự hay bộ tam sự. Do đó những bộ chân đèn của Đặng Huyền Thông được làm để đặt ở hai bên bát hương ở trên ban thờ. Theo con số thông kê của Nguyễn Đình Chiến thì số lượng chân đèn tìm thấy được nhiều gấp ba lần lư hương Nguyễn Đình Chiến Cẩm nang đồ sứ có minh văn Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 1999 tr. 146 Trong bài này viết này chúng tôi nói về một chiếc lư hương cao một cách khác thường 53cm và gần như nguyên vẹn Anh 1 và ảnh 2 Lư hương này đã được Nguyễn Đình Chiến đề cập đến và mô tả khá chi tiết trong bài Thêm những đồ gốm có minh văn Việt Nam thế kỷ XVI Thông báo Khoa học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Hà Nội 1999. Trên bốn tai lư có khắc chìm bốn dòng chữ Hán như sau M ikH Diên Thành thất niên chính nguyệt Tháng Giêng năm Diên Thành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.