TAILIEUCHUNG - Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006

Từ số 2 năm 2005, Văn nghệ tranh minh bắt đầu liên tiếp triển khai cuộc thảo luận liên quan tới văn học “thế kỷ mới”, thu hút các học giả Trương Quýnh, Trần Hiểu Minh, Trương Di Vũ, Trình Quang Vĩ, Mạnh Phồn Hoa, Hạ Thiệu Tuấn tham gia viết bài. | Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006 Từ số 2 năm 2005 Văn nghệ tranh minh bắt đầu liên tiếp triển khai cuộc thảo luận liên quan tới văn học thế kỷ mới thu hút các học giả Trương Quýnh Trần Hiểu Minh Trương Di Vũ Trình Quang Vĩ Mạnh Phồn Hoa Hạ Thiệu Tuấn tham gia viết bài. Năm 2006 văn học thế kỷ mới trong sự xây dựng và tranh luận tiếp tục được đẩy tới trước sau có đến hơn mười nhà nghiên cứu triển khai thảo luận văn học thế kỷ mới từ nhiều khía cạnh. Bài Văn học thế kỷ mới khái niệm sinh ra tính liên quan và đặc trưng thẩm mỹcủa Lôi Đạt và Nhậm Đông Hoa là một bài viết có ý đồ xây dựng tính hợp pháp cho khái niệm văn học thế kỷ mới sau bài Bước đầu bàn về văn học thế kỷ mới - hướng đi của văn học thế kỷ mới năm 2005. Bài viết liệt kê đủ mọi cố gắng để trù hoạch văn học trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ của giới lý luận văn học kể từ những năm 90 tới nay thừa nhận thực tiễn văn học thế kỷ mới chưa được hoàn thành cần phải trình bày từ nhiều bình diện nữa để bổ sung cho khái niệm. Những bài thảo luận về văn học thế kỷ mới của nhóm Trương Di Vũ đã chỉnh lý nhiều sự khác nhau về khái niệm thời kỳ mới hậu thời kỳ mới và văn học thế kỷ mới định ra nhiều biểu trưng của văn học thế kỷ mới. Một thời gian văn học thời kỳ mới sau khi kết thúc nghi thức chính danh ngắn ngủi tạm bợ đã được khuếch trương trên các phương diện từ việc qui hoạch mạch lạc của lịch sử phát triển đương đại của văn học tới sự qui nạp tình hình mới của lý luận văn học từ phác thảo trạng thái chỉnh thể của văn học đến miêu tả tỉ mỉ tình hình loại biệt văn học thế là văn học thế kỷ mới bắt đầu được xây dựng trên mọi phương diện lý luận rất sinh động. Theo chúng tôi việc đặt tên văn học thế kỷ mới có mang theo ý vị tiên nghiệm rất rõ ràng. Thực tế sáng tác của văn học có lẽ không thấu triệt rõ rệt và lạc quan với hiệu quả cao như quan niệm tiên nghiệm của các nhà lý luận phê bình. Có lẽ đây cũng là duyên cớ khiến việc đặt tên văn học thế kỷ mới bị một bộ phận học giả phê bình. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.