TAILIEUCHUNG - Góp thêm một ít tư liệu chung quanh cái chết của Phạm Quỳnh _1

Từ năm 1960 tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều, đề tài cụ thể đầu tiên là các cuộc tranh luận vềTruyện Kiều từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, do đó tôi cũng chú ý tìm hiểu trường hợp Phạm Quỳnh. | Góp thêm một ít tư liệu chung quanh cái chết của Phạm Quỳnh Từ năm 1960 tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều đề tài cụ thể đầu tiên là các cuộc tranh luận vềTruyện Kiều từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay do đó tôi cũng chú ý tìm hiểu trường hợp Phạm Quỳnh. Sau khi gia đình Ngô Đình Diệm tìm được ngôi mộ chôn chung Ngô Đình Khôi Ngô Đình Huân và Phạm Quỳnh ở khu rừng Hắc Thú gần Hiền Sĩ thuộc tỉnh Quảng Trị 1956 thì báo chí Sài Gòn trước 1975 báo chí tiếng Việt ở hải ngoại thỉnh thoảng khơi lại cái chết của Phạm Quỳnh với những dụng ý khác nhau chẳng hạn tháng 5 năm 1999 bốn tờ báo Thế kỷ 21 Người Việt Ngày nay Xây dựng phối hợp tổ chức Ngày Phạm Quỳnh ở California. Người tường thuật cho biết Giới truyền thông xoáy mạnh vào ký ức của gia đình trong thời điểm học giả Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt đi và sau đó thủ tiêu vào năm 1945 đã gợi lại mối xúc cảm thương tâm của những người con nhiều câu trả lời đã nghẹn ngào cùng với tiếng khóc cố nén lại 1 . Gần đây báo chí trong nước ta cũng có một số bài khơi lại vấn đề này có một vài bài đi theo một hướng mới hoặc cố phát hiện những uẩn khúc trong cuộc đời Phạm Quỳnh hoặc ra sức chiêu tuyết cho Phạm Quỳnh là người nặng lòng với nước . Trong bài này chúng tôi xin góp một ít tư liệu liên quan đến cái chết của Phạm Quỳnh để mong làm rõ nguyên do hoàn cảnh diễn ra sự việc đó nhằm tạo cơ sở cho việc nhận định nhân cách chính trị và hoạt động học thuật của ông. I. TẠI SAO NĂM 1945 PHẠM QUỲNH LẠI BỊ BẮT Trên tạp chí Xưa và Nay số 267 tháng 9-2006 Phạm Tôn viết Qua nửa năm làm Thượng thư kiêm Ngự tiền văn phòng chín năm làm Thượng thư Bộ Học và gần ba năm làm Thượng thư Bộ Lại sau đảo chính Nhật 9-3-1945 Phạm Quỳnh thanh thản từ nhiệm về sống ẩn dật tại biệt thự Hoa Đường bên bờ con sông nhỏ An Cựu. Ông lặng lẽ chuẩn bị trở lại với hoạt động Văn học Do chúng tôi nhấn mạnh - dịch và chú giải 51 bài thơ Đỗ Phủ bắt đầu viết tập Kiến văn cảm tưởng Hoa đường tuỳ bút 2 . Phạm Trọng Nhân trong lời tựa cuốn Phạm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.