TAILIEUCHUNG - Tiểu luận về văn hóa Việt Nam so với văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá. Đông Nam Á ngày nay cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàn văn hóa đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung. | Qua những nét đặc trưng căn bản trên chúng ta có thể đưa ra nhận định như sau: Bản sắc văn hóa Việt, thế mạnh của nó chính là tính lưỡng căn - hai gốc rễ ( lưỡng thể vừa văn hóa biển vừa văn hóa đại lục) - Đông Á - Đông Nam Á. Ta “gần” – “giống” Trung Hoa, Nhật Bản - Triều Tiên bao nhiêu thì cũng gần Thái, Malaysia, Indonesia. bấy nhiêu. Chính yếu tố lưỡng căn vừa Đông Á vừa Đông Nam Á, kết hợp yếu tố là ngã tư Đông - Tây - Nam - Bắc nên người Việt chịu nhiều áp lực bên ngoài, biết né tránh đối đầu cực đoan có tính sinh tử, rất bền bỉ, khôn khéo, luồn lách thích ứng; nương theo tình thế mà ứng phó, phát triển; cứng thì cũng như các ngọn đèo, mềm mại thì như những dòng sông mà tự né tránh bảo tồn mình phát triển mãi về phía Nam. Ngay cuộc Nam Tiến cũng diễn ra chậm chạp, đồng hóa, chuyển hóa, hòa nhập từ từ cả ngàn năm chứ không huỷ diệt, thôn tính kiểu nhà Nguyên hay Ba Tư, La Mã. Trong giao tích văn hóa thu nhận những ảnh hưởng bên ngoài người Việt cũng rất vừa phải, từ từ, có khi rụt rè và không triệt để như các nước Đông Nam Á khi chuyển tôn giáo theo Hồi hay Kito. Đạo Phật Việt Nam rất nhu hòa gần gũi một cách mơ hồ với dân làng, đạo Lão thâm thúy hay Phật giáo Nam Tông chặt chẽ ảnh hưởng không lớn. Kể cả trong trường hợp tiếp nhận văn hoá phương Tây cũng vậy: chỉ học cái ẻo lả, cảnh vẻ, khoan hòa của người Pháp chứ ít học cái duy lý Đức hay cuồng nhiệt Tây Ban Nha hay thực dụng mạnh mẽ của Anh mà sự học này cũng chỉ vừa phải, giống như khi xưa anh nho sinh, ông quan đạo Khổng cũng không như Trung Hoa mà vẫn là một anh người làng. Bởi vậy có thể khẳng định, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hóa dân tộc.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.