TAILIEUCHUNG - KẾ RÚT LUI VÀ BẢO TOÀN LÂU DÀI

Đó là mưu kế bảo vệ lợi ích, danh dự lâu dài cho bản thân và cho hệ thống. Đối với người có địa vị xã hội hoặc tổ chức cao đó là việc rút lui về nghỉ một cách danh dự và trọn vẹn đúng lúc, hoặc đối với một tổ chức (một doanh nghiệp, một quốc gia ) đó là mong muốn kéo dài sự ổn định và phát triển vững bền tổ chức thì phải dùng mưu kế này: nó là cả một quá trình bao gồm nhiều công việc phải làm, nhiều triết lý phải thực. | KẾ RÚT LUI VÀ BẢO TOÀN LÂU DÀI Bảo toàn kế Đó là mưu kế bảo vệ lợi ích danh dự lâu dài cho bản thân và cho hệ thống. Đối với người có địa vị xã hội hoặc tổ chức cao đó là việc rút lui về nghỉ một cách danh dự và trọn vẹn đúng lúc hoặc đối với một tổ chức một doanh nghiệp một quốc gia đó là mong muốn kéo dài sự ổn định và phát triển vững bền tổ chức thì phải dùng mưu kế này nó là cả một quá trình bao gồm nhiều công việc phải làm nhiều triết lý phải thực hiện. Trước hết là làm bất cứ việc gì cũng phải suy cho hết lý tôn trọng tính khoa học tính khách quan của quy luật để phân biệt sự thật mà hoạt động cho đúng. Một hôm Mặc Tử sinh vào khoảng 450 TCN nhà Triết học Kiêm ái Trung Quốc lại tranh luận với Trình Phàn. Mặc Tử dẫn lời của Khổng Tử để trách Trình Phàn. Trình Phàn nói - Ông đã phản đối đạo nho thủ lĩnh là Khổng Tử sao lại dẫn lời Khổng Tử nói Mặc Tử đáp - Lời ta dẫn là lời của Khổng Tử nói đúng. Câu nói này không thể sửa được. Có lý trí thì dù sao vẫn có lý. Ông thấy chim bay trên trời mà bay thật là cao thì nắng khô sẽ tới nhìn con cá lội trong nước mà lội thật sâu thì thời tiết sẽ càng nóng hơn. Lúc bấy giờ thì dù thông minh như vua Vũ 2205-2197 TCN vua Thang 1766-1753 TCN có vắt kiệt óc cũng không thể đảo ngược được chân lý này. Chim và cá tuy không thông minh như người song người thông minh nhất trong thiên hạ như Vũ Thang cũng không thể không phục chân lý bay cao lặn sâu của chim cá. Ta cũng vậy sở dĩ ta biện dẫn lời của Khổng Tử là vì cái hợp đạo lý trước sau vẫn phải công nhận nó hợp đạo lý. Giang Ninh - Mặc Tử ông tổ của đức kiên nhẫn - NXB Đồng Nai 1995 trang 62-63 . Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin cũng đã từng nói Sự thật là chân lý chân lý là khách quan. Điều thứ hai làm bất cứ việc gì cũng phải chính tâm và ngay thẳng đúng đạo lý - cái mà Khổng Tử gọi là chính danh. Quý Cao làm quan nước Vệ có xử án chặt chân một người. Sau nước Vệ loạn Quý Cao chạy trốn ra đến cửa thành gặp người giữ cửa thành chính là người mình chặt chân ngày .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
65    149    1    20-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.