TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUAN ĐIỂM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNGTÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI "

Ở nước Anh: nước Anh là một trong những nước đầu tiên ở Châu Âu có quan hệ tư bản nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Từ cuối thế kỷ XVII, nước Anh chính là “nơi chôn rau cắt rốn của chủ nghĩa duy vật hiện đại”. Chính trên mảnh đất của quốc gia tiên tiến này đã xuất hiện những trào lưu tư tưởng và những nhà tư tưởng dân chủ nổi tiếng. | QUAN ĐIẺM VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNGTÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI NGUYỄN XUÂN TẾ TS. ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Ở nước Anh nước Anh là một trong những nước đầu tiên ở Châu Âu có quan hệ tư bản nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Từ cuối thế kỷ XVII nước Anh chính là nơi chôn rau cắt rốn của chủ nghĩa duy vật hiện đại . Chính trên mảnh đất của quốc gia tiên tiến này đã xuất hiện những trào lưu tư tưởng và những nhà tư tưởng dân chủ nổi tiếng. Chúng tã sẽ tiếp cận những đại diện xuất sắc đó trong lĩnh vực tư tưởng Nhà nước và pháp luật. Tư tưởng của Tômát Hốpxơ Tho - mas Hobbes 1588 - 1679 Theo Tômát Hốpxơ mỗi dân tộc trong sự phát triển của mình đều trải qua hai giai đoạn giai đoạn tự nhiên và giai đoạn xã hội công dân hay còn gọi là gian đoạn Nhà nước . Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. Nhà nước đóng vai trò điều hành sự phát triển của xã hội xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người. Nhà nước tựa như một con người nhân tạo mà Chính phủ là linh hồn của đó. Sự xuất hiện Nhà nước cũng có mặt hạn chế ở chỗ là nó làm giảm bớt các khát vọng tự nhiên nhất định của con người tự do của con người do đó mà bị thu hẹp. Nhưng không còn cách nào khác con người cần có Nhà nước thì mới sống yên ổn được. Các đại diện của Nhà nước nhiều khi trong một chừng mực nào đó không làm thỏa mãn sở thích cá nhân của một ai đó. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải trừng phạt nhưng phải công minh còn mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ phải tuân theo. Theo Hốpxơ Nhà nước không phải tuân theo nhà thờ mà ngược lại nhà thờ phải tuân theo Nhà nước. Tư tưởng của Giôn Lin-bec-nơ 1614-1657 Dựa vào quyền bẩm sinh của nhân dân Anh Lin-bec-nơ đòi hỏi hủy bỏ quyền lực của nhà vua và thượng nghị viện thành lập nghị viện một viện - cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân Anh và từ một đến hai năm sau lại bầu lại một lần. Để đảm bảo pháp chế cần chia ra thành quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đòi hỏi này nhằm chống lại sự lộng quyền của bộ máy quan liêu đồng thời cũng chống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.