TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG "

Bộ luật lao động (BLLĐ) 1994 ra đời đánh dấu một bước phát triển về mặt lập pháp của hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Chế định hợp đồng lao động (HĐLĐ) được coi là “xương sống” của BLLĐ đã phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sức lao động, tạo điều kiện cho các bên giao kết, thực hiện; hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ trong quan hệ lao động. . | VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BÙI THỊ KIM NGÂN ThS. Giảng viên Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP. HCM Bộ luật lao động BLLĐ 1994 ra đời đánh dấu một bước phát triển về mặt lập pháp của hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Chế định hợp đồng lao động HĐLĐ được coi là xương sống của BLLĐ đã phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sức lao động tạo điều kiện cho các bên giao kết thực hiện hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Tuy nhiên sau một thời gian vận dụng các quy định về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ vào thực tiễn chúng đã bộc lộ những vấn đề bất hợp lý cần bổ sung sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ hạn chế tranh chấp lao động xảy ra. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới những hạn chế của pháp luật lao động trong các quy định về chấm dứt HĐLĐ cũng như hướng hoàn thiện các quy định về chấm dứt HĐLĐ và HĐLĐ nói chung. I. Về chấm dứt HĐLĐ 1. Trong Điều 36 khoản 5 của BLLĐ quy định HĐLĐ chấm dứt khi người lao động bị tòa án tuyên bố mất tích. Theo chúng tôi nên bỏ quy định này bởi lẽ tại Điều 88 Bộ luật Dân sự quy định thời hạn mà tòa án có quyền tuyên bố mất tích đối với một người là 2 năm tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó nếu không xác định được tin tức cuối cùng thì thời hạn là 2 năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng . Như vậy thời hạn này vượt quá xa thời hạn mà người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động Điều 85 khoản 1 điểm c - người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm mà không có lý do chính đáng . Trong trường hợp này người sử dụng lao động không cần đợi tòa án tuyên người lao động mất tích mà có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. 2. Trong Điều 38 khoản đ có quy định Do thiên tai hỏa hoạn hoặc những lý do bất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.