TAILIEUCHUNG - MEKONG DÒNG SÔNG TRANH CHẤP

Sông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn taihọa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vàocuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mù lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên 90 đến nay. | Mekong Dòng Sông Tranh Chấp Pham Phan Long MekongForum Hiện tình tranh chấp và viễn ảnh hạ nguồn Sông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn tai họa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vào cuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mù lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên 90 đến nay. Hàng năm, Mekong gây thiệt mạng hàng trăm người Việt và Cam Bốt phần lớn là trẻ em. Hiện tượng lũ lụt gia tăng này không hẳn do biến đổi khí hậu (gobal warming) hay dao động nhiệt độ El Nĩno (ENSO: El Nĩno Southern Oscillation). Nếu dựa vào dữ kiện thời tiết của Cơ Quan Khí Tượng Hoa Kỳ [NOAA] về vũ lượng trên vùng Đông Nam Á vào mùa mưa năm 2000 ta sẽ không thể kết luận hiện tượng lũ lụt nặng nề xuống Mekong năm ấy là do El Nino gây ra: Tuy có nhiều nơi mưa bất thường thật nhưng mưa không nằm trên luu vực sông Mekong. Lụt năm 2000 có lẽ là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà có lẽ nguyên nhân chính là do con người: Từ việc phá rừng lấy gỗ bất hợp pháp ở thuợng nguồn, việc chận ngang sông xây đập giữ nước rồi lại xả nước từ các hồ chứa. Theo KS Nguyễn Minh Quang thì chính các công trình thủy nông, việc nâng cao kênh đào, các đê ngăn mặn và các tuyến đường trong ĐBSCL do con người làm ra đã khiến lũ dâng cao hơn, nhanh hơn vì không thể tự nhiên chảy thoát ra biển [1]. [Hình 1] Ông Quang viết: “Từ sau năm 1975, nhất là từ giữa thập niên 1980, ngoài việc nạo vét và nới rộng các kinh hiện có, một số lớn kinh chính và một mạng lưới kinh cấp II dày đặc đã được đào xuyên qua vùng ĐTM và TGLX và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kinh nầy đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampuchea chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn, và nhanh hơn. Nó đã thay đổi đường thoát lũ thiên nhiên của ĐBSCL, nhất là ở vùng ĐTM và TGLX. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.