TAILIEUCHUNG - Giải quyết "thách thức" từ cách ứng xử của nhân viên

Khi là một nhà quản lý, bạn gần như phải điều hành rất nhiều nhân viên với các phong cách ứng xử khác nhau. Thỉnh thoảng, bạn cảm thấy cách ứng xử của một số nhân viên như là một thách thức. | Giải quyết "thách thức" từ cách ứng xử của nhân viên Khi là một nhà quản lý, bạn gần như phải điều hành rất nhiều nhân viên với các phong cách ứng xử khác nhau. Thỉnh thoảng, bạn cảm thấy cách ứng xử của một số nhân viên như là một thách thức. Khi quản lý họ, bạn phải đối diện với các cách ứng xử của họ. Nếu bạn bỏ qua, điều đó cũng có nghĩa là bạn nói "OK" với cách cư xử đó. Hơn nữa, những nhân viên khác trong phòng sẽ mất lòng tin ở bạn. Họ sẽ cảm thấy bạn không có khả năng để xử lý các nhân viên khó tính hoặc là bạn thờ ơ với việc đó. Cách tốt nhất để đối phó là nói với các nhân viên đó về các ứng xử mà họ cần thay đổi và tại sao. Luôn chắc chắn rằng, bạn sẽ có phản hồi mang tính tích cực khi họ tỏ dấu hiệu cải thiện. Sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu như họ lắng nghe. Buộc ai đó phải tuân theo quy trình kỷ luật có thể là một cơn ác mộng cho bất kỳ nhà quản lý nào. Dưới đây là một vài dạng nhân viên khiến cho các nhà quản lý "nhức đầu" nhất. Người thích công kích Đây là dạng người luôn bất đồng với những gì bạn nói hoặc với ý kiến mà các thành viên trong nhóm đề xuất. Người thích công kích luôn cố gắng ngầm hủy hoại bạn, ngăn cản các nỗ lực của nhóm và bộ phận trong việc đạt được mục tiêu chung. Người khôi hài Kiểu nhân viên này nghĩ rằng, công việc chính của anh ta/ cô ta là giải trí cho người khác. Cười lớn tại nơi làm việc, nhưng khi vượt quá giới hạn thì nó làm cho mọi người không thể tập trung làm việc. Kẻ đào tẩu Về mặt tinh thần hay thực tế thì nhân viên này cũng đã "rời" khỏi nhóm. Kẻ đào tẩu rút khỏi tổ chức và ngừng đóng góp cho tổ chức. Người tìm kiếm hào quang trên sân khấu Kiểu nhân viên này lại thích người khác đánh giá cao công việc của mình và đi khoe khoang, khoác lác về tầm quan trọng của các thành công mà anh ta/ cô ta mang lại cho tổ chức. Người kiêm nhiệm Nhân viên này coi công việc hiện nay chỉ là thứ yếu so với các mối quan tâm khác. Tại một tổ chức với khoảng nhân viên, một nhà quản lý có một trục trặc với một nhân viên là Joy. Suốt từ tháng Tám tới tháng Một, Joy là nhân viên bận rộn nhất. Cô ta luôn kè kè cái điện thoại di động hoặc là laptop, thậm chí cả trong phòng họp. Nhưng từ tháng Hai tới tháng Bảy, cô ta lại chả có việc gì để làm. Cô ta đang điều hành việc cá độ bóng đá của tổ chức và biến nó thành công việc toàn thời gian! Người làm khoán Nhân viên này chả làm cái gì ngoại trừ những gì có trong bản mô tả công việc. Nếu bạn yêu cầu nhân viên này nói về điều gì tại bộ phận quản lý nhân sự trên đường đi ăn trưa, anh/ cô ta sẽ từ chối ngay. Xét cho cùng, ở nơi nào nói về một trong những trách nhiệm hay là mục đích của họ? Trái tim màu hồng Những nhân viên này cảm thấy rằng, họ hy sinh cuộc sống của mình cho tổ chức và không nhận được gì cả, và họ muốn mọi người biết điều này. Trái tim hồng thường không có cuộc sống thú vị nào ngoài công việc. Người phàn nàn Kiểu người này thích rền rĩ và oán trách về mọi chuyện. Đó có thể là khối lượng công việc, các nhân viên khác, về sếp, khách hàng, cách điều hành công việc, các ngày trong tuần, giờ giấc trong ngày Những người phàn nàn vô cùng nguy hiểm, vì "sự bức xúc" của họ có thể dễ dàng lan sang những người khác. Đó là một số kiểu nhân viên gây thách thức đối với các nhà quản lý. Là một nhà quản lý, bạn cần phải tìm hiểu về tất cả các kiểu cách cư xử khó chịu như vậy và đối mặt với chúng càng sớm càng tốt. Thu Lượng Theo The first time manager

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.