TAILIEUCHUNG - Phát triển nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của Vùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. | Phát triển nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 18 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM NGUYỄN VĂN TUYÊN* TRẦN ANH TUẤN** Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của TPHCM và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Thị trường lao động của vùng và từng địa phương có nhiều biến động, nhưng nhìn chung việc làm có xu hướng tăng qua các năm; số lượng lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật của vùng tăng nhanh tuy chưa thực sự bắt kịp nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của Vùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. Từ khóa: nguồn nhân lực, phát triển, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nhận bài ngày: 12/12/2018; đưa vào biên tập: 18/12/2018; phản biện: 25/12/2018; duyệt đăng: 31/7/2019 1. DẪN NHẬP nhưng sản xuất chiếm hơn 40% GDP, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, gồm 8 tỉnh, thành: TPHCM, Bình đóng góp 60% ngân sách quốc gia và Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, nước ngoài của cả nước (Tổng Cục Tiền Giang, chỉ chiếm 8% diện tích và Thống kê, 2017). Trong 10 năm trở lại khoảng 21% dân số của cả nước, đây, mức tăng trưởng kinh tế của Vùng ổn định và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần * Trường Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở được Thủ tướng Chính phủ đánh giá 2), Thành phố Hồ Chí Minh. ** “là vùng kinh tế phát triển năng động, Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền Hồ Chí Minh. vững, đi đầu trong sự nghiệp công TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (250) 2019 19 nghiệp hóa, hiện đại hóa .
đang nạp các trang xem trước