TAILIEUCHUNG - Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay từ chiều kích giáo dục và đào tạo
Để nhận diện rõ hơn thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, từ nguồn dữ liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam bài viết tập trung vào việc phân tích, thảo luận về giáo dục và đào tạo đạt được của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long trong mối so sánh với các tiểu vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam ngày được cải thiện tuy nhiên tuyệt đại đại số nguồn nhân lực này là lao động chưa qua đào tạo tay nghề. Có sự cách biệt quá xa về chất lượng nhân lực giữa các tiểu vùng trong cả nước, theo đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng “trũng về giáo dục và đào tạo” cả nước. Do vậy, cần có những chính sách và giải pháp đột phá và hiệu quả hơn nữa nhằm rút ngắn, xóa bỏ sự cách biệt nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay. | Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay từ chiều kích giáo dục và đào tạo PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY TỪ CHIỀU KÍCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Quang Giải* Đỗ Kim Dung TÓM TẮT Để nhận diện rõ hơn thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, từ nguồn dữ liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam bài viết tập trung vào việc phân tích, thảo luận về giáo dục và đào tạo đạt được của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long trong mối so sánh với các tiểu vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam ngày được cải thiện tuy nhiên tuyệt đại đại số nguồn nhân lực này là lao động chưa qua đào tạo tay nghề. Có sự cách biệt quá xa về chất lượng nhân lực giữa các tiểu vùng trong cả nước, theo đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng “trũng về giáo dục và đào tạo” cả nước. Do vậy, cần có những chính sách và giải pháp đột phá và hiệu quả hơn nữa nhằm rút ngắn, xóa bỏ sự cách biệt nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, Đồng bằng sông Cửu Long, giáo dục, nguồn nhân lực, vùng kinh tế - xã hội guồn nhân lực được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự hinh thịnh của mỗi quốc gia (Worldwatch Institute, 2018). Phát triển N nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của nhiều quốc gia, đặc biệt tại quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam trong triến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người được xác định là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước (Nghị Quyết số 07- NQ/HNTW, 1994). Bài viết đề cập một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn nguồn * ThS. Đại học Thủ Dầu Một. ThS. Đại học Phạm Văn Đồng. ThS. Đại .
đang nạp các trang xem trước