TAILIEUCHUNG - Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học
ểu học là cấp học nền tảng cho việc hình thành, phát triển nhân cách con người, phân môn Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất. Bài viết tập trung vào việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. | Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 55 NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC Vũ Thị Thương, Ngạc Thị Thu Giang Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tiểu học là cấp học nền tảng cho việc hình thành, phát triển nhân cách con người, phân môn Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất. Tuy nhiên, chương trình sách giáo khoa hiện nay đang là chương trình năm 2000, dạy học theo hướng chú trọng nội dung: giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh tiếp thu thụ động những tri thức đó. Vì thế, khi học tiếng Việt, hầu như các em chưa thực sự hứng thú với môn học, kiến thức tích lũy được khó khắc sâu. Sân khấu hóa là một hình thức tổ chức dạy học mới, là sân chơi để học sinh có cơ hội trau dồi, phát triển các kĩ năng như hát, múa, kể chuyện, diễn kịch , giúp các em thêm sự tự tin và bộc lộ trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo; khơi dậy tình yêu tiếng Việt, yêu văn học. Bài viết tập trung vào việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. Từ khóa: Dạy học Tiếng Việt, sân khấu hóa, tác phẩm văn học. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày . Liên hệ tác giả: Vũ Thị Thương, Email: vtthuong@ 1. MỞ ĐẦU Tiểu học là cấp học nền tảng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Ở bậc học này, tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết. Việc học tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ, trang bị cho các em kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, trẻ em không chỉ tiếp thu kiến thức thông qua các văn bản được học trong sách giáo khoa mà còn tiếp thu lượng kiến thức lớn từ những nguồn khác như đài báo, Internet, các phương tiện thông tin đại chúng .
đang nạp các trang xem trước