TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu cấu trúc và tăng trưởng của các quần thể cóc đỏ (lumnitzera littorea (jack) voigt) ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) thuộc họ Bàng (Combretaceae) là loài cây ngập mặn chính thức. Nó có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Có 3 quần thể Cóc đỏ hình thành 2 kiểu quần xã của cây Cóc đỏ ở Khu dự trữ Sinh quyển RNM Cần Giờ, đó là kiểu Quần xã Dà - Cóc đỏ ở Tiểu khu 4, Tiểu khu 14 và kiểu quần xã Đước đôi - Cóc đỏ - Dà ở Tiểu khu 7. Tốc độ tăng trưởng đường kính của cây ở TK 4 cao nhất đạt 0,78 cm/năm, kế đến là ở TK 14 đạt 0,63 cm/năm và ở TK7 đạt 0,58 cm/năm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Cóc đỏ ở TK 7 luôn cao nhất đạt gần 1 m/năm, kế đến là ở TK 14 đạt 0,96 m/năm và ở TK4 đạt 0,86 m/năm. Xác định được phương trình tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) của cây Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu là: Hvn = + *ln(D1,3). | Nghiên cứu cấu trúc và tăng trưởng của các quần thể cóc đỏ (lumnitzera littorea (jack) voigt) ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 18 năm 2009 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUẦN THỂ CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK) VOIGT) Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Quách Văn Toàn Em* 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ là một hệ sinh thái ngập mặn có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương trong vùng. Trong chiến tranh giai đoạn 1964 - 1971, rừng ngập mặn Cần Giờ gần như bị huỷ diệt hoàn toàn do chất hoá học, cho đến năm 1978 rừng mới được trồng lại theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục thông qua việc trồng rừng với loài cây chính là Đước đôi (Rhizophora apiculata). Sau khi rừng được phục hồi đã tạo điều kiện cho một số loài cây rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên trở lại, trong đó có một số loài cây chủ yếu thuộc họ Đước như: Ceriops tagal, Bruguiera cylindrica, ; họ Mấm như Avicennia alba, Avicennia officinalis, ; đặc biệt có loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), đây là loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc và tăng trưởng của quần thể Cóc đỏ là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc khôi phục loài cây quí hiếm này trong tương lai. 2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu . Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong 1 năm từ mùa mưa (05 – 11/2007) và mùa khô (11/2007 - 05/2008). - Địa điểm nghiên cứu ở 03 khu vực có cây Cóc đỏ trong RNM Cần Giờ: tiểu khu 7, tiểu khu 14 và tiểu khu 4. . Phương pháp nghiên cứu . Xác định vị trí khu vực nghiên cứu: bằng GPS (Garmin 76CSx) . Nghiên cứu cấu trúc quần xã có cây Cóc đỏ Các số liệu về cấu trúc các quần xã có cây Cóc đỏ được tiến hành đo đếm trên các ô tiêu chuẩn được thiết lập theo phương pháp của English và cộng sự (1997)
đang nạp các trang xem trước