TAILIEUCHUNG - Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của các quần xã thực vật ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng RNM, phân chia được các QXTVNM chủ yếu và các đặc điểm về thành phần loài cây ngập mặn, mật độ, sinh trưởng là rất quan trọng, các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm cơ sở hữu ích cho việc các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp phục hồi và phát triển HST RNM tại khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo! | Lâm học ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH Trần Thị Mai Sen1 Nguyễn Thị Kim Cúc2 Phạm Minh Toại1 Phạm Thị Quỳnh1 Phạm Thi Hạnh1 Trần Thị Yến1 Nguyễn Thị Thu Hằng1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp 2 Trường Đại học Thủy Lợi TÓM TẮT Rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy mang tính đặc trưng cho khu vực miền Bắc Việt Nam với hệ thực vật tương đối đơn giản có 06 quần xã thực vật ngập mặn QXTVNM tại khu vực. Trong nghiên cứu này tiến hành đánh giá đặc điểm cấu trúc của 5 QXTVNM theo đó quần xã phổ biến nhất tại khu vực là quần xã ưu thế Sú Aegiceras corniculatum Trang Kandelia obovata . Các quần xã hầu hết chỉ có 1 - 2 loài cây ưu thế cá biệt các quần xã ưu thế Trang Bần chua Sonneratia caseolaris Mắm biển Avicennia marina chỉ có 1 loài ưu thế. Loài cây rừng chủ đạo trong các QXTVNM tại vườn Quốc gia Xuân Thủy là cây Sú Trang. Những cây khác như Bần chua Mắm biển Đước vòi Rhizophora stylosa có xuất hiện nhưng với số lượng không đáng kể. Mật độ của tầng cây cao có sự khác nhau rõ rệt giữa các QXTVNM và các loài trong quần xã. Hai QXTVNM Mắm biển ưu thế và Trang ưu thế có mật độ thấp hơn hẳn so với các QXTVNM khác. Theo đặc điểm sinh học Bần chua và Đước vòi là hai loài cây có đường kính chiều cao bình quân lớn nhất trong khu vực tiếp theo là loài Trang. Trong khi đó Sú và Mắm biển là những loài có đường kính và chiều cao trung bình thấp nhất. Từ khóa cấu trúc rừng quần xã thực vật ngập mặn tầng cây cao Vườn quốc gia Xuân Thủy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một trong 9 khu bảo tồn đất ngập nước Rừng ngập mặn RNM được coi là một hệ theo công ước Ramsar của Việt Nam VQG sinh thái HST có vai trò đặc biệt quan trọng Xuân Thủy được nhiều nhà khoa học quan tâm đối với cuộc sống của cộng đồng người dân nghiên cứu. Nổi bật trong số đó là những ven biển. RNM có tác dụng về nhiều mặt như nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật của Phan môi trường xã hội giá trị kinh tế và đặc biệt Nguyên Hồng 1999 Phan Thị Thanh Hương trong đó là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.