TAILIEUCHUNG - Việt Nam trong chính sách Nam tiến của đế quốc Nhật Bản từ 1939 đến cuối 1941

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm có những nội dung chính sau: Nhu cầu của Nhật Bản tại Việt Nam, những kế hoạch chiếm đóng Bắc Kỳ, Nhật tiến vào miền nam Đông Dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | 36 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9-10 (116-117) . 2014 VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH NAM TIẾN CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN TỪ 1939 ĐẾN CUỐI 1941 Phan Văn Cả* Mở đầu Sự kiện Phan Bội Châu và Hoàng thân Cường Để bị trục xuất khỏi Nhật Bản đã đánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản với phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á. Bước đầu “biểu lộ rõ dã tâm của Nhật Bản để trở thành một thành viên cường quốc thực dân trong khu vực châu Á”.(1) Tuy nhiên, trong chính sách cụ thể đối với Đông Nam Á được Bộ Kế hoạch vạch ra năm 1938, Nhật Bản đặc biệt chú ý đến Đông Ấn thuộc Hà Lan với nguồn nguyên liệu công nghiệp và quốc phòng, chưa thực sự chú trọng đến Việt Nam, nơi có những mặt hàng nông sản, khoáng sản dồi dào. Đến năm 1939, quân Nhật đã thất bại trong việc tấn công Liên Xô (ở Changkufeng và Khankhin Gol) nhưng lại đánh bại được chính phủ Tưởng Giới Thạch để thực hiện chính sách “Bắc tiến”. Từ thời điểm này, giới quân phiệt Nhật bắt đầu đặt mục tiêu xâm chiếm Đông Dương, bước khởi đầu trên con đường “Nam tiến” của đế quốc Nhật Bản. 1. Nhu cầu của Nhật Bản tại Việt Nam Lần di chuyển đầu tiên của quân Nhật xuống Đông Nam Á là bắc Đông Dương trước khi chính sách “Nam tiến” được chính thức thông qua vào tháng 7/1940. Giới lãnh đạo quân sự Nhật muốn đạt được hai mục tiêu ở Đông Dương: Ngăn chặn sự tiếp viện từ bên ngoài cho Trung Quốc bằng con đường từ Hải Phòng tới Côn Minh và nếu có thể, dùng con đường này để làm phương tiện xâm nhập miền nam Trung Quốc; Loại tất cả các cường quốc phương Tây ra khỏi thuộc địa của họ ở Đông Nam Á để thực hiện chính sách “Đại Đông Á”.(2) Ngày 03/7/1940, Bộ Tổng tham mưu và Lục quân Nhật chấp thuận đề cương chính sách mới mang tên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.