TAILIEUCHUNG - Cộng đồng tôn giáo - Dân tộc tại Kon Tum

Bài viết đề cập hai vấn đề liên quan đến cộng đồng tôn giáo/Công giáo - dân tộc ở Kon Tum. Một là, sự truyền bá và phát triển Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc hình thành cộng đồng Công giáo - dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng từ năm 1848 đến nay. Hai là, tác động của cộng đồng Công giáo - dân tộc đến một số lĩnh vực tiêu biểu của đời sống giáo dân ở Kon Tum như: Kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, . Mời các bạn tham khảo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 93 ĐẶNG LUẬN* CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO - DÂN TỘC TẠI KON TUM (Nghiên cứu trường hợp Công giáo) Tóm tắt: Bài viết đề cập hai vấn đề liên quan đến cộng đồng tôn giáo/Công giáo - dân tộc ở Kon Tum. Một là, sự truyền bá và phát triển Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc hình thành cộng đồng Công giáo - dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng từ năm 1848 đến nay. Hai là, tác động của cộng đồng Công giáo - dân tộc đến một số lĩnh vực tiêu biểu của đời sống giáo dân ở Kon Tum như: kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, . Từ khóa: Kon Tum, Tây Nguyên, cộng đồng dân tộc - tôn giáo, Công giáo, dân tộc thiểu số. 1. Dẫn nhập Truyền bá và phát triển Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là một chủ trương lớn và có ý nghĩa sống còn của Giáo hội Công giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Người trực tiếp thực hiện sứ mệnh này là Giám mục Stéphane Cuénot. Việc truyền giáo lên Tây Nguyên trở thành quyết tâm cao của Giáo hội Công giáo Việt Nam và được chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu. Năm 1848, Giám mục Stéphane Cuénot giao nhiệm vụ cho Nguyễn Do (thường gọi là thầy Sáu Do) tìm đường truyền giáo vào vùng Tây Nguyên. Đầu năm 1848, Linh mục Combes và thầy Sáu Do dẫn đường cùng với bốn thầy giảng và một số chủng sinh khởi hành từ Gò Thị đến Trạm Gò, nhưng bị voi đuổi phải bỏ chạy về. Cuối năm 1850, một đoàn truyền giáo gồm 15 người, có hai linh mục Dourisboure và Desgouts, do thầy Thám (em thầy Sáu Do) dẫn đường đi từ Gò Thị đến Bến - Trạm Gò - làng Bơ Ham - làng Bơ Lu - làng Kon Phar - làng Kơ Lang của người Ba Na. Năm 1851, sau một thời gian tìm đường xâm nhập, Giám mục * TS., Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum. 94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 Stéphane Cuénot đã phân vùng truyền giáo Tây Nguyên thành bốn trung tâm: Kon Kơ Xâm (người Ba Na), Plei Rơ Hai (người Ba Na ngành Rơ Ngao), Kon Trang (người Xơ Đăng) và Plei Chư (người Gia Rai)1. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu truyền giáo vào Tây Nguyên, các giáo sĩ Công giáo gặp

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.