TAILIEUCHUNG - Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp tại vùng U Minh thuộc hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang

Bài viết phân tích thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thực tế, đồng thời sử dụng phương pháp xử lý số liệu, tính toán hiệu quả kinh tế đầu vào, đầu ra và hiệu quả đồng vốn để so sánh, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG U MINH THUỘC HAI TỈNH CÀ MAU VÀ KIÊN GIANG Lê Tấn Lợi1, Lý Hằng Ni1, Đồng Ngọc Phượng2, Nguyễn Như Ngọc3 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ; 2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; 3 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng Liên hệ email: lhni@ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thực tế, đồng thời sử dụng phương pháp xử lý số liệu, tính toán hiệu quả kinh tế đầu vào, đầu ra và hiệu quả đồng vốn để so sánh, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số chủ hộ và lao động chính trong vùng có trình độ học vấn thấp chủ yếu là cấp 1 và cấp 2, nông dân trong vùng có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, tuy nhiên người dân vẫn còn thiếu vốn và phương tiện sản xuất. Thị trường tiêu thụ nông sản của người dân trong vùng tương đối thuận lợi, phần lớn đều được thương lái thu mua. Trong vùng có khá nhiều mô hình canh tác như Lúa; các loại cây trồng cạn như Mía, Khóm, Gừng, rau màu; Chuối; Dây thuốc cá Diện tích đất phân bổ cho các mô hình canh tác dao động từ 0,75 ha đến 2,58 ha, ngoại trừ mô hình trồng rau màu có diện tích nhỏ hơn là 0,28 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các mô hình chưa cao, mô hình Lúa – Gừng và Lúa – Mía – Gừng mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng hiệu quả đồng vốn thấp, mô hình Dây thuốc cá, mô hình trồng Chuối có hiệu quả đồng vốn cao nhưng chưa phổ biến trong vùng. Từ khóa: hiệu quả kinh tế, kiểu sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, U Minh Nhận bài: 16/04/2018 Hoàn thành phản biện: 30/05/2018 Chấp nhận bài: 05/06/2018 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như là một trong những trung tâm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.