TAILIEUCHUNG - Ý nghĩa lễ vu lan trong đạo đức học Phật giáo
Bài viết Ý nghĩa lễ vu lan trong đạo đức học Phật giáo trình bày quan điểm của Phật giáo về đạo làm con cũng chính là đạo làm người, là những nguyên tắc đạo đức căn bản của con người. Đây là giá trị cao đẹp của Phật giáo được phát huy, nhất là trong bối cảnh hiện nay,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015 55 TRỊNH THỊ DUNG * Ý NGHĨA LỄ VU LAN TRONG ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO Tóm tắt: Thông qua ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thường được tổ chức vào dịp rằng tháng 7 hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, bài viết trình bày quan điểm của đạo đức học Phật giáo về đạo hiếu, đạo làm con, về nghĩa vụ, bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cái, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của cha mẹ. Bài viết cho thấy, quan điểm của Phật giáo về đạo làm con cũng chính là đạo làm người, là những nguyên tắc đạo đức căn bản của con người. Đây là giá trị cao đẹp của Phật giáo cần được phát huy, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Vu Lan, đạo làm con, Phật giáo. Đại lễ Vu Lan của Phật giáo diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hằng năm trùng với ngày xá tội vong nhân theo truyền thống dân gian của người Việt Nam. Đây là dịp để tất cả mọi người con tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ sau những tháng ngày mải lo cho cuộc sống của bản thân mình, bị cuốn theo vòng quay của cuộc sống và đã có lúc sao nhãng đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Truyền thống Vu Lan theo tích truyện của Phật giáo bắt nguồn từ câu chuyện cảm động, hiếu kính mà Mục Kiền Liên (Thần thông đệ nhất) - một trong Thập Đại Đệ tử của Phật, đã thỉnh theo lời Phật tiến hành pháp hội Vu Lan để cứu Mẹ (Bà Thanh Đề) ra khỏi Địa ngục. Từ đó, vào dịp rằm tháng 7, tại các chùa Phật giáo lại tổ chức Đại lễ Vu Lan kèm theo nghi thức cài hoa trên áo cho các Phật tử để tưởng nhớ đến công lao cha mẹ. Nghi thức “bông hồng cài áo” là biểu trưng cho đạo làm con và tình nghĩa cha mẹ. Màu sắc của mỗi bông hồng mang ý nghĩa khác nhau. Sắc hồng dành cho những người mẹ còn sống, sắc trắng dành cho những người mẹ đã qua đời. Đây là một nghi thức trong truyền thống văn hóa Phật giáo nhắc nhở mỗi người về đạo làm con. Đạo làm con được Phật nhắc đến trong nhiều kinh sách, trong đó Kinh Thiện Sinh là bản kinh được trích trong Trường A Hàm, ghi lại thời .
đang nạp các trang xem trước