TAILIEUCHUNG - Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lí

Bài viết Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở việt nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lí trình bày nội dung về: Những thách thức về pháp lí; kết luận, . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2012 3 Tôn giáo - vấn đề lí luận và thực tiễn Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lí (Phần cuối) đỗ quang hưng(*) 4. Những thách thức về pháp lí Đây là vấn đề rất thời sự và mới mẻ. ý kiến của chúng tôi dưới đây có thể chỉ xem như những “giả thiết nghiên cứu”. Sau đây là một số vấn đề cụ thể. . Một hệ luận với mô hình nhà nước thế tục Trong những nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam trên thực tế đã lựa chọn mô hình nhà nước thế tục ưu tiên cho sự đa dạng, về cơ bản là đúng đắn và phù hợp(1) . Chúng tôi cũng đã có nhận xét rằng, trước năm 2005, trong một thời gian dài khi xây dựng mô hình nhà nước thế tục ấy, Việt Nam đã có “một món nợ pháp lí” là, khi công nhận 6 tôn giáo chính, vì nhiều lí do chủ quan và khách quan, đã xem nhẹ vế pháp lí “tôn trọng các tôn giáo còn lại”. Chỉ thị 01 (2005) đã bù đắp cơ bản cho thiếu hụt đó. Vấn đề ngày hôm nay là, về phương diện pháp lí, các tổ chức tôn giáo được công nhận (với hai cấp độ “có tư cách pháp nhân” và “được đăng kí hoạt động”) sẽ còn biến diễn như thế nào? Số lượng các tôn giáo được thừa nhận nói cho cùng là số n trong số học. Ngay hiện nay cũng đã và đang có những ý kiến tranh luận, 12 (hay 13) các tôn giáo được thừa nhận là nhiều hay là con số thích hợp? Theo chúng tôi, sự “tái cấu hình tôn giáo” đã cho thấy, việc lựa chọn mô hình đa nguyên về tôn giáo khiến Nhà nước rõ ràng phải chấp nhận số n nói trên. Vấn đề là ở chỗ quyền hạn pháp lí, sự *. GS. TS., Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Những năm gần đây, sau hơn một trăm năm xây dựng mô hình này, người Châu Âu đã “tổng kết” 4 mô hình khả thi (modèle possible) của nhà nước thế tục, cho đến nay là: 1. Mô hình quốc giáo (ethno-religion) cho những nước như Bắc Âu với Tin Lành giáo; Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với Công giáo; Hy Lạp với Chính Thống giáo. Với những nước này, Nhà nước công nhận, dựa vào một tôn giáo chủ lưu nhưng vẫn tôn trọng các tôn giáo còn lại. 2.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    252    0    28-04-2024
19    229    0    28-04-2024
34    212    1    28-04-2024
8    176    0    28-04-2024
20    198    2    28-04-2024
15    185    0    28-04-2024
23    157    0    28-04-2024
37    156    0    28-04-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.