TAILIEUCHUNG - Một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại

Bài viết này trình bày một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại như lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết đa dạng tôn giáo, lý thuyết thế tục hóa và lý thuyết thị trường tôn giáo. | Một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 2018 3 NGUYỄN PHÚ LỢI MỘT SỐ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI Tóm tắt Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 tôn giáo có biểu hiện phục hồi trở lại phát triển ở nhiều quốc gia khu vực trên thế giới với những sắc thái mới. Sự trỗi dậy của tôn giáo truyền thống sự xuất hiện và bùng phát các hiện tượng tôn giáo mới làm thay đổi diện mạo tôn giáo đòi hỏi cần có một cái nhìn mới mẻ hơn về hiện tượng tôn giáo trong xã hội hiện đại. Những lý thuyết truyền thống kể cả lý thuyết thế tục hóa đã không thể đáp ứng được đòi hỏi đó thậm chí nó còn bị chỉ trích mạnh mẽ vì những tiên đoán tôn giáo sẽ mất đi trong xã hội hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra những điểm hạn chế của lý thuyết thế tục truyền thống và tìm kiếm một công cụ lý thuyết mới để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình trong bối cảnh xã hội đương đại. Chính điều đó đã dẫn đến sự ra đời một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại. Bài viết này trình bày một số lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại như lý thuyết thực thể tôn giáo lý thuyết đa dạng tôn giáo lý thuyết thế tục hóa và lý thuyết thị trường tôn giáo. Từ khóa Lý thuyết nghiên cứu tôn giáo đương đại. 1. Lý thuyết thực thể tôn giáo Khái niệm thực thể tôn giáo đã được giới nghiên cứu tôn giáo học Phương Tây đề cập đến từ khá lâu nhưng nó mới được sử dụng phổ biến trong những thập niên gần đây. Năm 1992 khái niệm thực thể tôn giáo xuất hiện trong cuốn sách cùng tên của Jean Delumeau và trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong giới học thuật Pháp và Châu Viện Nghiên cứu Tôn giáo Tín ngưỡng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài 26 02 2018 Ngày biên tập 08 3 2018 Ngày duyệt đăng 21 3 2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2018 Âu Đức Bỉ . Năm 2002 Régis Débray công bố bài Thực thể tôn giáo các định nghĩa và vấn đề làm rõ hơn thuật ngữ thực thể tôn giáo và chỉ ra ba đặc tính của nó 1 Là thực thể nhận biết và thừa nhận của tất cả mọi người 2 Là thực thể không bị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.