TAILIEUCHUNG - Xây dựng chiến lược phát triển ngành quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững - Nguyễn Mạnh Hiền

Bài viết này nhằm đề ra chiếc lược phát triển ngành quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên cơ sở kế thừa thành tựu đã đạt được, phù hợp với điều kiện nộilực và xu hướng quản lý đất đai tiên tiến, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khoa học - công nghệ phát triển vượt bậc và nước ta đã mở cửa hội nhập kinh tế thế giới. | XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THEO ĐỊNH HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA, KINH TẾ HÓA VÀ PHỤC VỤ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG Nguyễn Mạnh Hiển1 Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đối với Việt Nam là một quốc gia đất chật người đông, dân số tăng nhanh, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; được cảnh báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu thì việc quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong quá trình Đổi mới, ngành Quản lý đất đai đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên đất đai vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý; sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả; ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm, phá hoại đến mức báo động; tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đề nóng của xã hội; đóng góp cho nền kinh tế quốc dân chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất và hoạt động quản lý đất đai. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hệ thống chính sách và pháp luật về đất đai chưa thực sự đồng bộ; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành, các cấp, chưa kết hợp và lồng ghép có hiệu quả với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hơn nữa chưa xác định được chiến lược phát triển ngành Quản lý đất đai. Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải xây dựng “Chiến lược phát triển ngành Quản lý đất đai Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030” trên cơ sở kế thừa thành tựu đã đạt được, phù hợp với điều kiện nội lực và xu hướng quản lý đất đai tiên tiến, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.