TAILIEUCHUNG - Vài nét về tịnh độ tông và tư tưởng tịnh độ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Bài viết Vài nét về tịnh độ tông và tư tưởng tịnh độ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam trình bày tìm hiểu nguồn gốc lịch sử Tịnh Độ tông và tư tưởng Tịnh Độ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nhằm góp phần làm sáng rõ hơn một đặc trưng nổi bật của Phật giáo Việt Nam. Đó là sự kết hợp/đan xen của Thiền - Tịnh hay Thiền - Tịnh - Mật trong lịch sử và hiện tại,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2015 19 NGUYỄN VĂN QUÝ VÀI NÉT VỀ TỊNH ĐỘ TÔNG VÀ TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tóm tắt: Phật giáo Nguyên thủy và phần lớn các tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa như Thiền tông, Mật tông, Hoa Nghiêm tông chú trọng “tự lực” để đạt cảnh giới giải thoát thì Tịnh Độ tông lại chú trọng đến “tha lực”, nhờ Phật lực để mong được vãng sinh. Thế giới Tây phương Cực lạc vì thế ngay từ đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tất cả mọi người về một đời sống an lạc vĩnh cửu ở kiếp sau. Bài viết này trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc lịch sử Tịnh Độ tông và tư tưởng Tịnh Độ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nhằm góp phần làm sáng rõ hơn một đặc trưng nổi bật của Phật giáo Việt Nam. Đó là sự kết hợp/đan xen của Thiền - Tịnh hay Thiền Tịnh - Mật trong lịch sử và hiện tại. Từ khóa: A Di Đà, đặc trưng, nguồn gốc, Tịnh Độ, tông phái, tư tưởng. 1. Nguồn gốc tư tưởng Tịnh Độ Giáo lý Phật giáo cơ bản nhất là Tứ diệu đế, Bát chính đạo và Thập nhị nhân duyên dựa trên thuyết Duyên khởi mà phân tích những hiện tượng “sinh, trụ, di, diệt” nhân sinh. Phật giáo hưng thịnh dưới vương triều vua A Dục (Ashoka) thế kỷ III trước Công nguyên và phát triển ra ngoài biên giới Ấn Độ. Việc phân kỳ lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo đem đến sự nhận thức rõ ràng hơn và sâu sắc hơn về Phật giáo, nhất là về phương diện tư tưởng. Tuy nhiên, việc phân chia thành các giai đoạn khác nhau cũng chưa được thống nhất1, nhưng cơ bản, như Nguyễn Tuệ Chân phân định thành ba giai đoạn: giai đoạn Phật giáo Nguyên thủy, giai đoạn Phật giáo Bộ phái và giai đoạn Phật giáo Đại thừa2. Đối với Phật giáo Đại thừa, theo Nguyễn Quang Cư thì “sự hình thành tư tưởng Phật giáo Đại Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2015 thừa là phong trào phát triển một đường lối Phật giáo mới, hình thành từ năm 150 trước Công nguyên đến năm 100 sau Công nguyên. Phong trào này là kết quả của sự kế thừa và phát huy nhưng mang .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.