TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ

Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ trình bày về các nội dung như: Đặt vấn đề; khuynh hướng dân tộc - ngôn ngữ học (ethnolinguistics); khuynh hướng ngôn ngữ học tiếp xúc (contact linguistics); khuynh hướng nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology) hay ngôn ngữ học nhân học (anthropological linguistics); khuynh hướng ngôn ngữ học văn hóa (cultural linguistics) hay văn hóa - ngôn ngữ học (culturolinguistics); khuynh hướng ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics). nội dung chi tiết tài liệu. | Nghiên cứu văn hóa Việt Nam. NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM QUA NGÔN NGỮ LÝ TÙNG HIẾU * NGUYỄN VĂN HUỆ ** Tóm tắt: Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ các tộc người Việt Nam có những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích tìm hiểu văn hóa trong ngôn ngữ. Đây là công việc thường xuyên của các nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, Đông Phương học, Việt Nam học, nhân học, văn hóa học. Có thể phân chia lĩnh vực nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ ở Việt Nam thành năm khuynh hướng: ngôn ngữ học tiếp xúc, dân tộc - ngôn ngữ học, nhân học ngôn ngữ, ngôn ngữ học văn hóa, ngôn ngữ học ứng dụng. Đó là những tiền đề cơ bản để hình thành các môn học hoặc ngành đào tạo, như ngôn ngữ học nhân học, nhân học ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa, văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ. trong các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Từ khóa: Văn hóa; ngôn ngữ; tộc người; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ các tộc người Việt Nam là công việc thường xuyên của các nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, Đông Phương học, Việt Nam học, nhân học, văn hóa học. Các cơ sở khoa học như Trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp, Viện Ngữ học Mùa hè của Mỹ, Viện Đông Phương học của Liên Xô, Viện Ngôn ngữ học, Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh,. đều có công trình nghiên cứu về các ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam và Đông Dương, trong đó có những công trình có tính chất liên ngành nghiên cứu nội dung văn hóa trong ngôn ngữ. Đó chính là những tiền đề cơ bản để hình thành các môn học hoặc ngành đào tạo như ngôn ngữ học nhân học, nhân học ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa, văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ. trong các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn hiện nay.(*) Do đây là một lĩnh vực khó, đòi hỏi phải huy động tri thức của nhiều ngành khoa học, nên số người kiên trì theo đuổi nó không phải là nhiều. Tuy nhiên, sau một thế kỷ hình thành các khoa học xã hội và nhân văn hiện đại ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.