TAILIEUCHUNG - Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới - Trương Xuân Trường

Văn hóa ở và ngôi nhà của người dân Việt Nam, nhà ở của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong cơ chế thị trường là những nội dung chính trong bài viết "Về một số biến đổi chuẩn mực văn hóa xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới". Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Xã hội học số 3 - 1997 67 về một số biến đổi chuẩn mực văn hoá xung quanh nhà ở người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Đổi mới TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG I. Văn hoá ở và ngôi nhà người nông dân Việt Nam. Có một nền văn hoá Việt Nam mang đậm bản sắc của một dân tộc canh tác lúa nước. Nền văn hoá âý được kiến tạo và phát triển sau luỹ tre đã hàng ngàn năm với người nông dân cần cù cày ruộng chống ngoại xâm và lưu truyền nòi giống. Người ta đã chứng minh rằng ngôi nhà - khu ở của những người nông dân ấy từ xa xưa đã là một đơn vị sinh thái hoàn chỉnh. Trong đó con người được thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức độ cần thiết. Ngoài ý nghĩa cư trú sinh tồn thì khu ở - ngôi nhà còn là nơi tái sản xuất đời sống vật chất tinh thần là biểu tượng của nòi giống biểu tượng của danh dự và sự thành đạt nói chung đã vậy với người nông dân Việt Nam lại càng như vậy. Vì vậy đã từ lâu thực sự có một nền văn hoá ở như là một sự kết tinh những quan hệ gia đình thân tộc làng xóm và cao hơn là cả xã hội. Chúng tôi cho rằng trong ba thành tố tượng trưng cho thiết chế xã hội phong kiến là nhà -làng - nước thì yếu tố nhà là cơ sở quan trọng nhất. Điều đáng chú ý là nhà không chỉ đơn thuần là gia đình mà còn mang những biểu trưng khác thuộc về nơi ở - ngôi nhà. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu nhà ở của người nông dân theo tinh thần đó. Quả thật trong lịch sử nhà ở - nơi cư trú chiếm hầu hết các hoạt động sống của người nông dân. Nếu cho rằng người nông dân quan hệ với ruộng đồng là quan hệ sản xuất quan hệ với làng xóm họ tộc là quan hệ xã hội mở rộng thì riêng nơi ở đã là một xã hội thu hẹp. Ngay nơi ở đã có quan hệ sản xuất với sự phân công lao động xã hội cụ thể chặt chẽ và mối quan hệ giữa các thành viên gia đình cũng theo những định chế nghiêm ngặt. Rất có lý khi có nhà nghiên cứu nhận xét rằng Nhà ở của người nông dân Việt Nam trong lịch sử là biểu tượng của nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp là biểu tượng của chế độ gia trưởng phụ quyền 1 . Vì thế văn hoá .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.