TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng hoàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam: Phần 3

Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng hoàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam - Phần 3: Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu “khí thải nhà kiếng” gây hâm nóng hoàn cầu trình bày về nguồn gốc của hiện tượng hâm nóng toàn cầu, các biện pháp hạn chế thải hồi khí nhà kiếng ở Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG HÂM NÓNG HOÀN CẦU LÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Phần 3. Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu khí thải nhà kiêng gây hâm nóng hoàn câu Dr Trần-Đăng Hồng Theo Hội Nghị Rio de Janeiro 9 5 1992 Geneva 7 1996 Kyoto 12 1997 và khoảng 11 hội nghị liên quốc kế tiếp nhau từ 1998 đến nay các quốc gia trên thế giới đều có nhiệm vụ phải giảm thiểu các khí thải - khí nhà kiếng - gây hiện tượng hâm nóng hoàn cầu. Nếu trước đây các Hội nghị chú trọng đến các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Tây Âu Nhật Bản và Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ từ chối phải tự nguyện thi hành việc giảm khí thải công nghiệp chưa đòi hỏi Ân Độ và Trung Quốc và các nước đang phát triển thi hành thì nay 2007 Hoa Kỳ cũng phải có biện pháp áp dụng và đồng thời tạo áp lực lên Ân Độ và Trung Quốc phải thi hành biện pháp này. Các nước đang phát triển trong đó có VN mặc dầu nền công nghiệp còn phôi thai trước sau gì cũng bị áp lực để giảm thiểu khí thải nhà kiếng. Ngay bây giờ Việt Nam phải tự động hoạch định và áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kiếng cho các chương trình Công Nghiệp Hoá và Phát Triển Kinh Tế bền vửng của VN nếu không sẽ bị chế tài kinh tế và chính trị trong tương lai. NGUỒN GỐC CỦA HIỆN TƯỢNG HÂM NÓNG TOÀN CẦU Nghiên cứu mới nhất đăng tải trên Hiệp Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh tháng 7 2007 Lockwood Frohlich 2007 cho biết nhiệt độ gia tăng hoàn cầu hiện nay không do năng lượng phát xạ từ mặt trời biến đổi mà là do chính con người. Theo báo cáo này tính từ 1900 nhiệt độ hoàn cầu gia tăng C nước biển đã dâng cao thêm 10-20 cm tuỳ nơi và lượng CO2 trong không khí gia tăng cao nhất trong 650 000 năm qua và 11 trong số 12 năm vừa qua có nhiệt độ cao kỷ lục nhất trong quá khứ. Bốn khí chính trong khí quyển có hiệu ứng gia tăng nhiệt độ hoàn cầu là hơi nước water vapour CO2 methane CH4 và ozone O3 . Hơi nước đóng góp khoảng 36-70 hiệu ứng hâm nóng hoàn cầu khí CO2 khoảng 9-26 methane khoảng 4-9 và ozone khoảng 3-7 1 . Ngoài ra còn có một số khí khác cũng đóng góp vào hiệu ứng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.