TAILIEUCHUNG - Giáo trình Kinh tế Fulbright: Marketing địa phương_ Phần thảo luận 1

Tài liệu Giáo trình giảng dạy Kinh tế Fulbright_ Marketing địa phương_ Phần Quản trị Marketing trong thế kỷ 21_ Phần bài thảo luận " Thành công và thất bại_ Lựa chọn con đuờng đi đúng cho sự tănng trưởng dựa vào xuất khẩu". | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Marketing Địa phương Hà Nội tháng 11 2004 Bài thảo luận Tăng trưởng dựa trên xuất khẩu Thành công và thất bại Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu Gs. David Dapice Đại học Tufts và Chương trình Việt Nam Đại học Harvard Giới thiệu Việt Nam được nhiều người xem như là một trong những nước nhận viện trợ thành công nhất và là điển hình cho sự tăng trưởng nhanh công bằng. Ngân hàng Thế giới Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Giáo sư Joseph Stiglitz đều ca ngợi chiến lược kinh tế của Việt Nam. Các ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ tiếp tục đạt được thành công. Nếu điều này đúng thì có nghĩa là chỉ cần làm thêm những gì đã làm. Nếu không đúng thì những lời khen ngợi và các khoản cho vay ưu đãi chính là đã tạo ra một tâm lý tự thỏa mãn từ đó xói mòn các nỗ lực tiếp tục cải cách. Bài viết này lập luận rằng Việt Nam mặc dù đã triển khai thắng lợi một số cải cách đang gần với thất bại hơn là thành công trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh dựa vào xuất khẩu. Sự thất bại này sẽ không xuất hiện trong năm tới nhưng sẽ ngày càng lộ rõ ra trong vòng ba hay bốn năm nữa. Thất bại có thể xảy ra là do không có khả năng tạo ra được các điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tư nhân trong nước có quy mô lớn Mặc dù nói nhiều đến việc hỗ trợ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ vẫn bảo hộ và mở rộng các doanh nghiệp nhà nước những doanh nghiệp thường hoạt động mà không có khả năng cạnh tranh chứ không phải là khuyến khích các ngành kinh tế và doanh nghiệp có khả năng tự phát triển. Kết quả là tăng trưởng chậm ít việc làm được tạo ra và các vấn đề khó khăn về xã hội gia tăng. Hiện thực này quả là đáng thất vọng khi Việt Nam có một lực lượng lao động chất lượng cao có đủ nguồn lực tài chính và có khả năng tiếp cận với tất cả các thị trường lớn. Thất bại xảy ra là do không có khả năng thiết lập các điều kiện để tất cả các yếu tố tích cực này được kết hợp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.