TAILIEUCHUNG - Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT

Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành | BỘ CÔNG THƯƠNG Số 42 2008 QĐ-BCT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 19 tháng 11 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số 189 2007 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Công thương Căn cứ Nghị định số 92 2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tống thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04 2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đối bố sung một số điều của Nghị định số 92 2006 NĐ-CP Căn cứ Quyết định số 36 2008 QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại Tờ trình số 1115 TĐDM-TT KHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2008 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây 1. Quan điểm phát triển a. Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa hiện đại hóa đảm bảo tăng trưởng nhanh ổn định bền vững hiệu quả b. Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành c. Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn d. Đa dạng hóa sở hữu đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành Dệt may Việt Nam đ. Phát triển Dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hóa hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.