TAILIEUCHUNG - Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam - Nguyễn Tài Thư

Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư biên soạn trình bày nội dung về nhà tư tưởng Việt Nam thời cổ trung đại đến với “Dịch” như là đến với một phương pháp tư duy triết học cần thiết; tư tưởng biến dịch, chỗ dựa về tư duy và hành động của con người Việt Nam trong lịch sử;. Mời các bạn tham khảo. | Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam Nguyễn Tài Thư. Kinh Dịch là tác phẩm cổ điển của phương Đông thu hút được sự chú ý của nhiều người xưa nay. Người ta đã tìm đến Dịch với nhiều mục đích khác nhau có người là để bói toán có người là để trau dồi đạo đức có người là để có cơ sở làm nhà trị bệnh . Khác với số họ các nhà tư tưởng Việt Nam tìm đến Kinh Dịch là để biết được lẽ biến hoá của trời đất vạn vật để nâng cao năng lực tư duy. Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam đã kế thừa dịch lý vận dụng và phát triển nó. Việc làm đó là có ý nghĩa đòi hỏi có một sự nghiên cứu và đánh giá. 1. Nhà tư tưởng Việt Nam thời cổ trung đại đến với Dịch như là đến với một phương pháp tư duy triết học cần thiết Vào khoảng thế kỷ I đầu thời Bắc thuộc Nho giáo truyền vào Việt Nam. Một số người Việt Nam bắt đầu học Nho. Đó là các thư lại người Việt làm việc trong hệ thống cai trị của người Hán là con em các nhà giàu có học để có điều kiện đi thi và hy vọng đậu đạt để được bổ làm quan. Bên cạnh đó cũng có người học Nho là để có thêm kiến thức để có thể làm được một số việc khác. Song sự hiểu biết Nho của người Việt lúc bấy giờ không ngoài những điều phổ thông có trong các tập tư liệu do người Hán soạn ra từ các quyển trong Lục kinh Thi Thư Dịch Lễ Nhạc Xuân Thu để giảng dạy. Họ chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nội dung của bất cứ quyển sách nào trong các tác phẩm kinh điển của Nho gia kể trên. Cuối thế kỷ II - đầu thế kỷ III Thái thú Sĩ Nhiếp giảng kinh Xuân Thu ở Giao Chỉ. Sau đó một quan lại nhà Ngô là Ngu Phiên do can gián mà có lỗi với triều đình bị Ngô Tôn Quyền đầy đến Giao Châu làm Thứ sử ở đây ông đã giảng Kinh Dịch M . ở cả hai giảng đường trên người đến nghe rất đông nhưng đấy chỉ là những người Hán ở Giao Chỉ. Còn người Việt thì chưa có ai đủ điều kiện để nghe những giảng giải như vậy. Người Việt chủ động tìm đến Nho giáo là khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc ở đầu thế kỷ X. Từ chỗ là công cụ tinh thần của người Hán lúc này Nho giáo lại trở thành một nhu cầu thiết thân của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.