TAILIEUCHUNG - THĂNG LONG - HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ - MỸ THUẬT

Ngược bến thời gian, Thăng Long còn là thành Đại La, do Cao Biền, viên tướng, kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường, Trung Hoa xây dựng vào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử, hai toà thành cách nhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật, không ít nhà nghiên cứu còn ngộ nhận, hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đời Đường và Thăng Long đời Lý. . | THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT Ngược bến thời gian Thăng Long còn là thành Đại La do Cao Biền viên tướng kiêm tiết độ xứ và nhà phong thuỷ đời Đường Trung Hoa xây dựng vào thế kỷ thứ IX thời Bắc thuộc. Về thời gian lịch sử hai toà thành cách nhau hai thế kỷ. Nhưng về thuật ngữ và phong cách nghệ thuật không ít nhà nghiên cứu còn ngộ nhận hoặc lầm lẫn giữa hai phong cách Đại La đời Đường và Thăng Long đời Lý. Điển hình là kiến trúc sư Giáo sư lịch sử mỹ thuật trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Hà Nội Louis Bezacier 1 người Pháp được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội còn uỷ quyền trông coi việc trùng tu các di tích cổ. Ông đã cho khai quật chân tòa bảo tháp đá chùa Phật Tích - Bắc Ninh đã thu thập được nhiều hiện vật đá và gốm lại có nguyên một cái nền bằng gạch mỗi viên gạch có ghi niên hiệu Lý Gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo tức làm năm thứ III triều Lý Thánh Tông niên hiệu Long Thụy Thái Bình 1057 . Quanh nền gạch lại đào được rải rác những hình rồng khắc bằng đất nung cũng có niên hiệu đó và nhiều đồ đá không có niên hiệu. Nhưng những con rồng đá chạm ở Phật Tích với những con rồng đá chạm ở trên bia chùa Long Đọi - Hà Nam tạc năm 1120 thời Lý hoặc những con rồng tạc trên đá tìm thấy ở Quần Ngựa Ngọc Hà Vĩnh Phúc Ba Đình Hà Nội chúng đều giống hệt nhau. Đó là những con rồng mình tròn và thanh tú như mình rắn nhẵn nhụi hoặc có vẩy mờ thoăn thoắt uốn lượn những khúc cong như thắt túi nhỏ dần về phía đuôi. Theo đại thể ấy mọi chi tiết đều phụ hoạ. Nguyễn Đỗ Cung. Mỹ thuật Đại La hay Mỹ thuật Lý Tạp chí Thanh Nghị số 96. Ngày 16 12 1944 . Nhưng ông Louis Bezacier cứ khăng khăng đem ra so sánh với những đồ điêu khắc ở hai động Vân Cương và Long Môn bên Tầu dựa vào sự khảo sát của ông Osvald Siren có từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII. Và nếu so sánh với những hình chạm trên ngôi thiết tháp ở tỉnh Hà Nam bên Tầu cũng dựa theo ông Osvald Siren là vào khoảng những năm 963-967 thuộc đời Đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung đã trả lời ông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.